Mẫu Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án là mẫu nào theo quy định hiện nay?
Mẫu Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án là mẫu nào theo quy định hiện nay?
Chức danh hòa giải viên tại Tòa án được giải thích tại Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên) là người có đủ điều kiện, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) và đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này.
...
Dẫn chiếu đến Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về việc cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ Hòa giải viên như sau:
Cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ Hòa giải viên
...
2. Thủ tục đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên
a) Chánh án Tòa án có văn bản báo cáo rõ lý do đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên theo quy định.
b) Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên (theo Mẫu số 10).
c) Nộp lại Thẻ Hòa giải viên cũ để hủy theo quy định.
...
Theo đó, tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên (theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-TANDTC).
Tải về Mẫu tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên.
Mẫu Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án là mẫu nào theo quy định hiện nay? (hình từ internet)
Việc cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án được thực hiện trong những trường hợp nào?
Việc cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án được quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:
Cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ Hòa giải viên
1. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên
a) Khi thay đổi thông tin cá nhân trong Thẻ Hòa giải viên: Trường hợp có sự thay đổi về thông tin, ngày tháng năm sinh..., Hòa giải viên báo cáo Chánh án Tòa án nơi mình làm việc, cung cấp các giấy tờ, tài liệu hợp pháp chứng minh có sự thay đổi.
b) Các thông tin trong Thẻ Hòa giải viên đã cấp bị sai sót: Hòa giải viên báo cáo Chánh án Tòa án nơi mình làm việc để cấp đổi Thẻ hòa giải viên.
c) Thẻ Hòa giải viên bị mất, bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng:
c1) Trường hợp bị mất: Hòa giải viên phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án nơi mình làm việc và nói rõ lý do, hoàn cảnh bị mất Thẻ, cung cấp các tài liệu kèm theo (nếu có);
c2) Trường hợp Thẻ Hòa giải viên bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng: Hòa giải viên phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án nơi mình làm việc để đề nghị cấp đổi Thẻ Hòa giải viên.
...
Như vậy, việc cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Khi thay đổi thông tin cá nhân trong Thẻ Hòa giải viên: Trường hợp có sự thay đổi về thông tin, ngày tháng năm sinh..., Hòa giải viên báo cáo Chánh án Tòa án nơi mình làm việc, cung cấp các giấy tờ, tài liệu hợp pháp chứng minh có sự thay đổi.
- Các thông tin trong Thẻ Hòa giải viên đã cấp bị sai sót: Hòa giải viên báo cáo Chánh án Tòa án nơi mình làm việc để cấp đổi Thẻ hòa giải viên.
- Thẻ Hòa giải viên bị mất, bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng:
+ Trường hợp bị mất: Hòa giải viên phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án nơi mình làm việc và nói rõ lý do, hoàn cảnh bị mất Thẻ, cung cấp các tài liệu kèm theo (nếu có);
+ Trường hợp Thẻ Hòa giải viên bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng: Hòa giải viên phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án nơi mình làm việc để đề nghị cấp đổi Thẻ Hòa giải viên.
Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án được quy định ra sao?
Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án được quy định tại Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên
1. Hòa giải viên có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại;
c) Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
d) Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;
đ) Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
e) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
g) Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
i) Được cấp thẻ Hòa giải viên;
k) Được hưởng thù lao theo quy định của Chính phủ;
l) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Hòa giải viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành hòa giải, đối thoại theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này;
b) Tuân thủ pháp luật, độc lập, vô tư, khách quan;
c) Bảo đảm bí mật thông tin theo quy định của Luật này;
d) Không ép buộc các bên hòa giải, đối thoại trái với ý chí của họ;
đ) Không được nhận tiền, lợi ích từ các bên;
e) Từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 18 của Luật này;
g) Tôn trọng sự thỏa thuận, thống nhất của các bên, nếu nội dung thỏa thuận, thống nhất đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Từ chối tham gia tố tụng với tư cách là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với vụ việc mà mình đã tiến hành hòa giải, đối thoại nhưng không thành và được chuyển cho Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?