Quy trình miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án thì có cần thông qua cuộc họp xem xét của Hội đồng tư vấn không?
Quy trình miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án thì có cần thông qua cuộc họp xem xét của Hội đồng tư vấn không?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC có quy định:
Quy trình miễn nhiệm
1. Khi có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng tư vấn xem xét việc miễn nhiệm Hòa giải viên.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản, Hội đồng tư vấn tổ chức họp xem xét và ra nghị quyết về việc miễn nhiệm Hòa giải viên.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên; xóa tên Hòa giải viên khỏi danh sách, thu hồi thẻ Hòa giải viên, thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi họ làm việc; đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để báo cáo và công bố trên Cổng thông tin điện tử theo quy định.
Theo đó trong quy trình miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản, Hội đồng tư vấn tổ chức họp xem xét và ra nghị quyết về việc miễn nhiệm Hòa giải viên.
Về quy trình miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án thì có cần thông qua cuộc họp xem xét của Hội đồng tư vấn không? (Hình từ Internet)
Căn cứ để miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án là gì?
Tại Điều 13 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định như sau:
Miễn nhiệm Hòa giải viên
1. Việc miễn nhiệm Hòa giải viên được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nguyện vọng của Hòa giải viên;
b) Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Luật này.
2. Khi có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc miễn nhiệm Hòa giải viên. Quyết định này được gửi cho người bị miễn nhiệm và Tòa án nơi họ làm việc.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định miễn nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xóa tên Hòa giải viên bị miễn nhiệm khỏi danh sách Hòa giải viên, công bố danh sách Hòa giải viên bị miễn nhiệm trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên đã làm việc; đồng thời gửi đến Tòa án nhân dân tối cao để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
4. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thu hồi thẻ Hòa giải viên sau khi xóa tên Hòa giải viên.
Theo đó việc miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án thực hiện trong các trường hợp sau:
- Theo nguyện vọng của Hòa giải viên.
- Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.
Hội đồng tư vấn sau khi thực hiện xong nhiệm vụ thì ai có thẩm quyền quyết định giải thể?
Tại Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định:
Hội đồng tư vấn lựa chọn Hòa giải viên
1. Hội đồng tư vấn lựa chọn Hòa giải viên (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn) có tối thiểu 03 người; danh sách thành viên Hội đồng tư vấn do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định, gồm:
a) Đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Chủ tịch Hội đồng.
b) Các Ủy viên: Trưởng đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh; 01 thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện (nơi có người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm làm Hòa giải viên); đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức có liên quan đến người được đề nghị bổ nhiệm làm Hòa giải viên (nếu có).
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tư vấn
a) Lựa chọn người đủ điều kiện làm Hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và hướng dẫn tại Thông tư này, để tư vấn cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên.
b) Xem xét việc miễn nhiệm, xử lý vi phạm Hòa giải viên theo quy định của pháp luật, để tư vấn cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm, xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên.
c) Hội đồng tư vấn tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đó thì sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì Hội đồng tư vấn lựa chọn Hòa giải viên tại Tòa án sẽ tự giải thể.
Tải về mẫu Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?