Mẫu giấy đề nghị xét duyệt thiết kế đóng mới tàu quân sự hiện nay là mẫu nào? Tải về file word?
- Mẫu giấy đề nghị xét duyệt thiết kế đóng mới tàu quân sự hiện nay là mẫu nào? Tải về file word?
- Hồ sơ đề nghị xét duyệt tài liệu thiết kế, tài liệu hướng dẫn tàu quân sự gồm những giấy tờ gì?
- Công tác đăng kiểm tàu quân sự sẽ do cơ quan nào thực hiện?
- Những hành vi bị nghiêm cấm trong công tác đăng kiểm tàu quân sự là gì?
Mẫu giấy đề nghị xét duyệt thiết kế đóng mới tàu quân sự hiện nay là mẫu nào? Tải về file word?
Mẫu giấy đề nghị xét duyệt thiết kế đóng mới tàu quân sự hiện nay là mẫu số 01 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định như sau:
Tải về Mẫu giấy đề nghị xét duyệt thiết kế đóng mới tàu quân sự hiện nay.
Mẫu giấy đề nghị xét duyệt thiết kế đóng mới tàu quân sự hiện nay là mẫu nào? Tải về file word? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xét duyệt tài liệu thiết kế, tài liệu hướng dẫn tàu quân sự gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định như sau:
Xét duyệt tài liệu thiết kế, tài liệu hướng dẫn tàu quân sự
1. Tài liệu thiết kế kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn tàu quân sự, hồ sơ hoàn công phải được cơ sở đăng kiểm hoặc tổ chức đăng kiểm xét duyệt, chứng nhận thỏa mãn các quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan để đáp ứng yêu cầu về cấu hình, tính năng chiến-kỹ thuật của tàu đã được phê duyệt.
2. Nội dung xét duyệt tài liệu thiết kế, tài liệu hướng dẫn tàu quân sự
a) Kiểm tra, đánh giá sự đầy đủ của bộ tài liệu thiết kế, tài liệu hướng dẫn tàu quân sự theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng và điều ước quốc tế liên quan;
b) Kiểm tra, đánh giá sự đầy đủ về nội dung, tính chính xác, sự phù hợp giữa các bản thuyết minh, bản tính, bản vẽ thiết kế với các quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan.
3. Hồ sơ đề nghị xét duyệt, bao gồm:
a) Giấy đề nghị xét duyệt;
b) Tài liệu thiết kế, tài liệu hướng dẫn tàu quân sự theo quy định;
c) Các tài liệu khác có liên quan.
4. Giấy đề nghị xét duyệt thiết kế theo Mẫu số 01; Giấy chứng nhận xét duyệt thiết kế theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị xét duyệt tài liệu thiết kế, tài liệu hướng dẫn tàu quân sự bao gồm:
- Giấy đề nghị xét duyệt; Tải về
- Tài liệu thiết kế, tài liệu hướng dẫn tàu quân sự theo quy định;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Công tác đăng kiểm tàu quân sự sẽ do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định như sau:
Nguyên tắc đăng kiểm tàu quân sự
1. Tàu quân sự đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, mua sắm, nhập khẩu, tiếp nhận, sửa chữa và đang khai thác sử dụng phải được cơ sở đăng kiểm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan, quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng.
2. Công tác đăng kiểm tàu quân sự bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tuân thủ Quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan, quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng hoặc tiêu chuẩn khác được Bộ Quốc phòng chấp nhận.
3. Công tác đăng kiểm tàu quân sự do cơ quan đăng kiểm, cơ sở đăng kiểm trong Quân đội thực hiện. Tổ chức đăng kiểm ngoài Quân đội (sau đây gọi tắt là tổ chức đăng kiểm) chỉ được thực hiện đăng kiểm tàu quân sự khi Bộ Quốc phòng cho phép.
4. Cơ sở đăng kiểm và đăng kiểm viên tàu quân sự chỉ được thực hiện các nội dung đăng kiểm theo phạm vi, nhiệm vụ được giao; phù hợp với lĩnh vực, chuyên ngành đăng kiểm được cấp có thẩm quyền công nhận.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan phải chấp hành nghiêm các nội dung công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự.
6. Hoạt động kiểm tra của đăng kiểm không làm thay đổi công việc cũng như không thay cho trách nhiệm của cơ quan kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất lượng thuộc đơn vị sử dụng, cơ sở đóng và sửa chữa, cơ sở chế tạo sản phẩm công nghiệp dùng cho đóng và sửa chữa tàu quân sự.
Như vậy, công tác đăng kiểm tàu quân sự sẽ do cơ quan đăng kiểm, cơ sở đăng kiểm trong Quân đội thực hiện.
Lưu ý: Tổ chức đăng kiểm ngoài Quân đội chỉ được thực hiện đăng kiểm tàu quân sự khi Bộ Quốc phòng cho phép.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong công tác đăng kiểm tàu quân sự là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định về những hành vi nghiêm cấm trong công tác đăng kiểm tàu quân sự như sau:
- Sử dụng tàu quân sự khi chưa được đăng kiểm hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hiệu lực.
- Sử dụng tài liệu thiết kế khi chưa được cơ sở đăng kiểm xét duyệt.
- Thực hiện công tác đăng kiểm vượt quá chức năng, thẩm quyền được giao.
- Cản trở hoạt động đăng kiểm hoặc can thiệp kết quả kiểm tra của cơ sở đăng kiểm và đăng kiểm viên.
- Làm lộ, lọt thông tin bí mật khi thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn nhân sự sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi khai khoáng là gì? Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp là mấy năm?
- Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào theo thông tư 45?
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?