Đối tượng nào được gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất năm 2025?
Đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất năm 2025 là đối tượng nào?
Ngày 2/4/2025 Chính phủ ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025.
Nghị định 82/2025/NĐ-CP áp dụng với các đối tượng bao gồm: Người nộp thuế; cơ quan thuế; công chức thuế; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhận khác có liên quan.
Tại Điều 3 Nghị định 82/2025/NĐ-CP quy định các đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, cụ thể như sau:
(1) Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Sản xuát, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế;
- Xây dựng;
- Hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;
- Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng);
- Sản xuất đồ uống; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất mô tô, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị;
- Thoát nước và xử lý nước thải.
(2) Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau:
- Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản;
- Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;
- Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim;
- Hoạt động phát thanh, truyền hình; lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; hoạt động dịch vụ thông tin;
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.
(3) Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xác định theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm cơ khí trọng điểm được xác định theo Quyết định 319/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
(4) Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và Nghị định 80/2021/NĐ-CP năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
Lưu ý: Ngành kinh tế, lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh tại (1), (2), (3) là ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt dộng sản xuất, kinh doanh và phát sinh doanh thu trong năm 2024 hoặc 2025.
Đối tượng nào được gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất năm 2025? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định:
Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
...
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam, vì thế Doanh nghiệp tư nhân thuộc đối tượng có thu nhập chịu thuế và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Các loại thuế phổ biến tại Việt Nam hiện nay?
Hiện nay, nước ta đang áp dụng các loại thuế phổ biến như sau:
(1) Thuế thu nhập cá nhân
(2) Thuế thu nhập doanh nghiệp
(3) Thuế tiêu thụ đặc biệt
(4) Thuế giá trị gia tăng
(5) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
(6) Thuế tài nguyên
(7) Thuế bảo vệ môi trường
(8) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thông báo về lịch trực nghỉ lễ 30 4 và 1 5 và việc treo cờ Tổ quốc của công ty? Đi làm vào ngày nghỉ 30 4 và 1 5 ban đêm được trả lương bao nhiêu?
- 06 trường hợp được đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe từ 2025 theo Thông tư 79/2024 thế nào?
- Lực tiếp xúc là gì? Lực không tiếp xúc là gì? Nêu được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy?
- Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản được thực hiện lựa chọn như thế nào? Kế hoạch tổ chức đấu giá bao gồm những nội dung gì?
- Theo Nghị định 45 Giám đốc sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm? Giám đốc sở được quyền bổ nhiệm đối với các chức danh nào?