Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng gia công mới nhất là mẫu nào? Biên bản thanh lý hợp đồng gia công là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng gia công là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng gia công mới nhất là mẫu nào?
Biên bản thanh lý hợp đồng gia công là văn bản pháp lý được lập ra khi hai bên hoàn tất việc thực hiện hợp đồng gia công. Biên bản thanh lý hợp đồng gia công để xác nhận việc hoàn thành các nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng gia công đã ký kết, ghi nhận tình trạng quyết toán tài chính giữa hai bên, thống nhất về chất lượng, số lượng sản phẩm đã gia công, xác nhận không còn tranh chấp hay khiếu nại liên quan đến hợp đồng gia công.
Biên bản thanh lý hợp đồng gia công thường có nội dung sau:
- Thông tin về các bên tham gia
- Số hiệu và ngày ký hợp đồng gia công gốc
- Kết quả thực hiện hợp đồng (số lượng, chất lượng sản phẩm)
- Tình hình thanh toán và các khoản còn tồn đọng (nếu có)
- Xác nhận về việc hoàn thành nghĩa vụ của các bên
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng gia công mới nhất là mẫu nào?
Tham khảo mẫu biên bản thanh lý hợp đồng gia công TẢI VỀ
Lưu ý: Theo Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 543 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng gia công mới nhất là mẫu nào? Biên bản thanh lý hợp đồng gia công là gì? (hình từ internet)
Các bên được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công không?
Theo Điều 551 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công
1. Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
2. Bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
Như vậy, mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
Ngoài ra, bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
Bên đặt gia công trả tiền công khi nào?
Theo Điều 552 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Trả tiền công
1. Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền.
3. Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình.
Như vậy, bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Bên đặt gia công có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 545 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 544 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
(1) Quyền của bên đặt gia công
- Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
- Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
(2) Nghĩa vụ của bên đặt gia công
- Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
- Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
- Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
- Đánh giá an toàn công trình là bước thứ mấy trong quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định?
- Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư có phải nộp phí? Lệ phí cấp chứng chỉ hiện nay là bao nhiêu?
- Nếu các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau thì có phải tính ưu đãi hay không?
- Chỉ số giá xây dựng có phải là cơ sở xác định giá gói thầu xây dựng không? Công bố chỉ số giá xây dựng thực hiện thế nào?