Biện pháp tổ chức giao thông trên đường bộ đang khai thác được quy định như thế nào theo Nghị định 165?
Biện pháp tổ chức giao thông trên đường bộ đang khai thác được quy định như thế nào theo Nghị định 165?
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định biện pháp tổ chức giao thông trên đường bộ đang khai thác bao gồm:
- Lập hồ sơ thiết kế bản vẽ mặt bằng, mặt cắt đứng, mặt cắt ngang công trình và các bản vẽ khác mô tả:
+ Phạm vi thực hiện tổ chức giao thông và khu vực lân cận;
+ Phần đường sử dụng cho phương tiện tham gia giao thông theo từng chiều đường, phương án sử dụng đường tránh, cầu tạm để bảo đảm giao thông;
+ Chiều rộng mặt đường, làn đường dành cho giao thông; sơ đồ phân luồng giao thông sang các tuyến đường khác để tránh vị trí đang thi công;
+ Kết cấu công trình, hạng mục công trình cần sửa chữa, gia cường, công trình hoàn trả sau khi hoàn thành thi công trên đường đang khai thác và các nội dung cần thiết khác;
+ Thuyết minh biện pháp tổ chức giao thông khi thi công trên đoạn đường đang khai thác bao gồm các nội dung: trình bày về phương án bảo đảm giao thông, phân làn giao thông theo từng chiều cho người, phương tiện tham gia giao thông qua đoạn đường có hoạt động thi công xây dựng; phương án phân luồng một, một số hoặc toàn bộ phương tiện và người tham gia giao thông đi trên tuyến đường khác trong thời gian thi công xây dựng trên đường đang khai thác; thời gian thực hiện tổ chức giao thông;
- Tổ chức thực hiện điều chỉnh, bổ sung báo hiệu đường bộ; điều chỉnh, bổ sung công trình an toàn giao thông, đèn cảnh báo giao thông và chiếu sáng ban đêm; bố trí trực chốt phục vụ bảo đảm giao thông (nếu có);
- Bố trí thời gian thực hiện tổ chức giao thông, thời gian phân làn, phân luồng giao thông.
Biện pháp tổ chức giao thông trên đường bộ đang khai thác được quy định như thế nào theo Nghị định 165? (Hình từ Internet)
Tổ chức giao thông tại các đoạn đường trên đường bộ đang khai thác bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định tổ chức giao thông tại các đoạn đường bộ khi có hoạt động thi công xây dựng trên đường bộ đang khai thác, bao gồm:
- Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác bao gồm: xây dựng, nâng cấp, mở rộng, cải tạo, sửa chữa đường bộ đang khai thác; thi công xây dựng công trình hạ tầng trong phạm vi đất dành cho đường bộ; thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong phạm vi đất dành cho đường bộ; xây dựng, lắp đặt biển thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị.
- Thi công xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ; thi công xây dựng đường bộ khác giao cắt với đường bộ đang khai thác; thi công gia cường công trình đường bộ khi cần thiết để cho phép xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ; thi công nút giao đấu nối với đường bộ đang khai thác.
Trường hợp nào không cần cấp giấy phép thi công khi thi công trên đường bộ đang khai thác?
Căn cứ khoản 3 Điều 32 Luật Đường bộ 2024 quy định các trường hợp thi công trên đường bộ đang khai thác không cần cấp giấy phép thi công bao gồm:
- Thi công công trình bí mật nhà nước;
- Thi công trong phạm vi đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ đối với dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư; dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
- Thi công trên đường chuyên dùng;
- Thi công trên đường thôn; đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị;
- Bảo hành, bảo dưỡng công trình đường bộ; sửa chữa cấp bách đường bộ để khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lũ; cứu hộ, cứu nạn giao thông và các trường hợp cấp bách khác;
- Thi công sửa chữa, thay thế các bộ phận, hạng mục, thiết bị khi đáp ứng đồng thời các điều kiện: không đào, khoan, xẻ công trình đường bộ; không ảnh hưởng đến chất lượng, tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; không gây ùn tắc giao thông; không thu hẹp phạm vi mặt đường dành cho giao thông; không phải điều chỉnh, phân luồng, phân làn giao thông;
- Thi công trên đường bộ đang khai thác mà cơ quan cấp phép tự thực hiện hoặc là chủ đầu tư dự án thi công trên đường bộ đang khai thác; cơ quan cấp phép trực thuộc chủ đầu tư dự án;
- Thi công ở nơi đường bộ giao nhau đồng mức với đường sắt hoặc thi công trên mặt cầu đường bộ đi chung với đường sắt đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật về đường sắt;
- Xây dựng công trình trong hành lang an toàn đường bộ đáp ứng đồng thời các quy định: không làm ảnh hưởng tầm nhìn xe chạy, an toàn giao thông, không sử dụng đất của đường bộ và công trình đường bộ làm mặt bằng thi công và đã được chấp thuận xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Đường bộ 2024;
- Xử lý cấp bách bảo đảm an toàn đê điều, công trình phòng, chống thiên tai;
- Trường hợp đã được cấp phép xây dựng và đã có phương án bảo đảm giao thông trên đường đang khai thác được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngoài hoạt động chính thì Ngân hàng hợp tác xã còn tham gia hoạt động nào khác theo quy định không?
- Văn khấn Đền Giếng Đền Hùng? Văn khấn Đền Thượng Đền Hùng? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương của người lao động?
- Doanh nghiệp đấu giá tài sản bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong các trường hợp nào? Trình tự, thủ tục thu hồi?
- Dự đoán kết quả ngày 8 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 8 4 2025 tài lộc? Xem ngày tốt xấu ngày 8 4 2025?
- Dịch vụ phi tư vấn trong đấu thầu bao gồm những hoạt động gì? Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn như thế nào?