Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc? Tải về? Nghỉ việc có bắt buộc phải bàn giao công việc không?
Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc? Tải về?
Tham khảo mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc dưới đây:
Tải mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc tại đây => Tải về
*Thông tin về mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc? Tải về? (Hình từ Internet)
Người lao động có bắt buộc phải bàn giao công việc khi nghỉ việc hay không?
(1) Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
...
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
(2) Đồng thời căn cứ vào khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
...
Từ (1) và (2), ta có thể thấy Bộ luật Lao động hiện nay không có quy định về việc bắt buộc phải bàn giao công việc khi nghỉ việc đối với người lao động.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hay nội quy lao động có thỏa thuận phải bàn giao công việc khi nghỉ việc thì người lao động cần phải thực hiện bàn giao.
Các trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước là gì?
Căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Theo đó, các trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước bao gồm:
(1) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019
(2) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019
(3) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động
(4) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc
(5) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019
(6) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
(7) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Động đất 5 độ là gì? Động đất 5 độ có được dự báo, cảnh báo và truyền tin theo Quyết định 18 không?
- Đáp án tuần 24 Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2025? Link vào thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến ở đâu?
- Phó chỉ huy trưởng quân sự xã không được hưởng chế độ theo Thông tư 19 Bộ Quốc phòng khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy đúng không?
- Ngày Thế giới về Đa dạng Văn hóa vì Đối thoại và Phát triển là ngày mấy? Có phải là lễ lớn không?
- Trắc nghiệm có đáp án về gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Sau khi mất thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu?