Trắc nghiệm có đáp án về gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Sau khi mất thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu?
Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án về gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Tham khảo các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án về gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
Câu 1: Thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ai
A. Nguyễn Sinh Sắc
B. Nguyễn Tất Đạt
C. Nguyễn Sinh Khiêm
D. Nguyễn Sinh Cung
Câu 2: Huyện Bình Khê, nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Hồ Chí Minh có thời kỳ làm quan tri huyện thuộc tỉnh nào?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Bình Định
D. Phan Thiết
Câu 3: Thân mẫu của Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan, bà sinh được mấy người con?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 4: Thân mẫu Bác Hồ làm nghề gì để nuôi gia đình những năm ở Huế?
A. Nghề nông
B. Dạy học
C. Nội trợ
D. Dệt vải
Câu 5: Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp thu tư tưởng tiến bộ từ sách báo Pháp và các thầy giáo yêu nước Việt Nam, họ là ai?
A. Thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến
B. Thầy Phạm Văn Nghị, thầy Lê Văn Miến
C. Thầy Nguyễn Văn Ôn, thầy Nguyễn Hữu Huân
D. Thầy Nguyễn Thông, thầy Hồ Xuân Nghiệp
Câu 6: Thân sinh Bác Hồ mất tại đâu?
A. Nghệ An
B. Huế
C. Hà Nội
D. Đồng Tháp
Câu 7: Thân mẫu Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan, bà mất vào năm nào? ở đâu?
A. 1898, Nghệ An
B. 1901, Huế
C. 1911, Bình Định
D. 1921, Hà Tĩnh
Câu 8: Nguyễn Tất Thành được cha dẫn đi thăm các sĩ phu trong vùng và thăm di tích lịch sử vùng Tây Sơn trong thời gian nào?
A. Khoảng tháng 6 - 1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê
B. Khoảng tháng 2 - 1907, Nguyễn Tất Thành cùng cha ra Huế
C. Tháng 7- 1905, Nguyễn Tất Thành theo cha về thăm tỉnh Thái Bình
D. Năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha về làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Câu 9: Nguyễn Sinh Cung là người con thứ mấy trong gia đình?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Anh trai của Chủ tịch Hồ Chí Minh tên là gì?
A. Nguyễn Sinh Cung
B. Nguyễn Sinh Khiêm
C. Nguyễn Tất Thành
D. Nguyễn Thị Thanh
Câu 11: Chị gái của Chủ tịc Hồ Chí Minh là ai?
A. Nguyễn Thị Hường
B. Nguyễn Thị Thanh
C. Nguyễn Thị Loan
D. Nguyễn Thị Minh
Câu 12: Nguyễn Sinh Sắc từng đỗ đạt học vị nào dưới thời phong kiến
A. Tiến sĩ
B. Cử nhân
C. Phó bảng
D. Tú tài
Câu 13: Bà Hoàng Thị Loan qua đời khi Hồ Chí Minh bao nhiêu tuổi?
A. 5 tuổi
B. 9 tuổi
C. 11 tuổi
D. 15 tuổi
Câu 14: Ai là người có công lớn trong việc nuôi dạy Hồ Chí Minh sau khi mẹ mất
A. Cha - Nguyễn Sinh Sắc
B. Chị gái - Nguyễn Thị Thanh
C. Anh trai - Nguyễn Sinh Khiêm
D. Ông ngoại
Câu 17: Nguyễn Sinh Khiêm (anh trai Bác Hồ) sau này làm nghề gì
A. Thầy thuốc
B. Nhà báo
C. Thầy địa lý - thầy cúng
D. Công chức
Câu 18: Mộ của bà Hoàng Thị Loan hiện nay nằm ở đâu
A. Thành phố Huế
B. Núi Động Tranh - Nam Đàn - Nghệ An
C. Nghĩa trang Mai Dịch – Hà Nội
D. Đồng Tháp
Câu 19: Nguyễn Thị Thanh (chị gái Bác Hồ) từng tham gia phong trào gì?
A. Phong trào Duy Tân
B. Khởi nghĩa Yên Thế
C. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ
D. Phong trào Đông Du
Câu 20: Cha của Hồ Chí Minh bị cách chức quan tri huyện vì lý do gì?
A. Tự ý bỏ nhiệm sở
B. Đánh một viên chức địa phương bị cáo buộc tham nhũng
C. Có tư tưởng chống triều đình
D. Dạy học trái phép
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Trắc nghiệm có đáp án về gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Sau khi mất thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu? (Hình từ Internet)
Quê quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu? Sau khi mất thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu?
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là quê hương thân thương gắn liền với tuổi thơ của Người.
Trong một gia đình trí thức Nho học, giàu truyền thống yêu nước và nhân ái, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm hình thành tư tưởng cách mạng, khát vọng độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Sau khi mất, thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ ở đâu?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 61/2022/NĐ-CP quy đinh:
Vị trí và chức năng
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý Lăng) là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo đảm an ninh, nghi lễ; tổ chức các hoạt động tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp Nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (còn gọi là Khu Di tích K9) và các công trình, kiến trúc có liên quan; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 3 Nghị định 61/2022/NĐ-CP quy đinh:
Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng Ban Quản lý Lăng.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập
a) Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình;
b) Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
3. Các đơn vị chuyên trách phối thuộc
a) Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng;
b) Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
4. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác; thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu; bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tại khoản 1, khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.
5. Văn phòng Ban Quản lý Lăng là tổ chức hành chính, tham mưu, giúp việc cho người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, có con dấu riêng, cơ cấu tổ chức có 03 phòng.
Như vậy, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được gìn giữ lâu dài và bảo vệ tuyệt đối tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ngày xưa Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu các cuộc mít-tinh quan trọng. Địa chỉ: Số 2 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ bảo đảm tuyết đối thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 61/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
Về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo đảm an ninh, an toàn khu vực.
- Thực hiện các nhiệm vụ về y tế để bảo quản, giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Bảo vệ an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Quản lý, vận hành, bảo đảm hệ thống hạ tầng, kỹ thuật; tôn tạo Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp Nhân dân, Khu Di tích K9 và các công trình có liên quan;
- Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu Di tích K9 và các khu vực khác thuộc phạm vi quản lý.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chí xác định độ nguy hiểm dịch Covid 19 trở lại là gì? Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành khi dịch Covid 19 trở lại ra sao?
- Cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng Tháng Tám nộp bài ở đâu? Cuộc thi diễn ra thời gian nào?
- Mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách 2025 mới nhất? Mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách bằng ô tô mới nhất 2025?
- Quyết định 1504/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chế độ chính sách đối với CBCCVC sau sắp xếp bộ máy tại TPHCM?
- Trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản có phải quyền của tổ chức thăm dò khoáng sản? Hồ sơ trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản gồm những gì?