Mẫu báo cáo hoạt động nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là mẫu nào? Lưu ý khi lập báo cáo?
- Mẫu báo cáo hoạt động nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là mẫu nào? Lưu ý khi lập báo cáo?
- Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc về cơ quan nào?
- Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân loại như thế nào?
Mẫu báo cáo hoạt động nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là mẫu nào? Lưu ý khi lập báo cáo?
Mẫu báo cáo hoạt động nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là Mẫu số 18 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải về Mẫu báo cáo hoạt động nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Lưu ý:
- Các cơ sở nuôi sinh sản phải điền đầy đủ thông tin, các cơ sở nuôi khác không điền thông tin tại các cột 6,7,8,9,19 và 11.
- Mục đích nuôi được ghi như sau: (T) Thương mại; (Z) Vườn thú, trưng bày; (Q) Biểu diễn xiếc; (R) Cứu hộ; (S) Nghiên cứu khoa học; (O) Khác
- Số liệu tổng hợp về các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES và động vật rừng thông thường nuôi.
Mẫu báo cáo hoạt động nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là mẫu nào? Lưu ý khi lập báo cáo? (hình từ internet)
Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc về cơ quan nào?
Theo Điều 38 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc các Phụ lục CITES.
3. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh thực hiện việc quản lý, theo dõi và cập nhật thông tin sau mỗi lần kiểm tra vào sổ theo dõi nuôi động vật theo Mẫu số 16, sổ theo dõi cơ sở trồng thực vật theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Hệ thống sổ theo dõi phải được lưu giữ dưới dạng bản cứng và tệp tin điện tử.
Cơ quan cấp mã số và cơ quan kiểm soát cơ sở nuôi, trồng khuyến khích cơ sở báo cáo hoạt động của cơ sở bằng tệp tin điện tử.
4. Cơ quan quản lý quy định tại khoản 1, 2 Điều này cập nhật thông tin sau mỗi lần kiểm tra, gửi kèm báo cáo (theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để cập nhật số liệu phục vụ công tác quản lý từng thời kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm và phối hợp với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, các cơ quan có liên quan kiểm tra cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Phụ lục I, II của CITES. Việc kiểm tra được tiến hành phù hợp theo từng giai đoạn vòng đời của các loài nuôi.
5. Việc kiểm tra phải lập thành báo cáo theo các Mẫu số 19, 20, 21 và 22 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc về cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh và Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân loại như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
a) Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
2. Sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Định kỳ 05 năm một lần, hoặc trong trường hợp có thay đổi về các loài quy định tại khoản 1 Điều này hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I và II CITES thay đổi liên quan tới các loài thực vật rừng, động vật rừng phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Theo đó, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân loại như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?