Mẫu bản tường trình nghỉ việc không phép dành cho người lao động? Người lao động nghỉ việc không phép bị xử lý thế nào?
Mẫu bản tường trình nghỉ việc không phép dành cho người lao động?
Bản tường trình nghỉ việc không phép dành cho người lao động là một văn bản giải trình do người lao động viết để giải thích lý do họ đã nghỉ làm mà không xin phép trước hoặc không tuân thủ quy định nghỉ phép của công ty.
Bản tường trình này giúp người lao động giải thích tình huống của mình với công ty, đồng thời cũng là cơ sở để người sử dụng lao động xem xét và đưa ra quyết định phù hợp.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể Mẫu bản tường trình nghỉ việc không phép dành cho người lao động.
Người lao động có thể tham khảo mẫu bảng tường trình nghỉ việc không phép sau đây:
TẢI VỀ: Mẫu bản tường trình nghỉ việc không phép dành cho người lao động
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu bản tường trình nghỉ việc không phép dành cho người lao động? Người lao động nghỉ việc không phép bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết bản tường trình nghỉ việc không phép dành cho người lao động mới nhất?
Như đã nên ở trên thì hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về bản tường trình nghỉ việc không phép dành cho người lao động. Tuy nhiên đối với bản tường trình có thể tham khảo và dựa vào các yêu cầu về thể thức của một văn bản hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
Như vậy, khi viết bản tường trình nghỉ việc không phép dành cho người lao động cần chú ghi đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ: Viết in hoa và chính xác
+ Địa điểm và thời gian viết bản tường trình: Cần phải viết cụ thể thời gian và địa điểm của nội dung cần tường trình.
+ Tên văn bản: Ghi rõ sự việc cần tường trình là gì
+ Kính gửi: ghi cụ thể cá nhân hoặc cơ quan, đơn vị tiếp nhận bản tường trình
+ Thông tin của người viết bản tường trình: Ghi rõ họ và tên, ngày/tháng/năm, quê quán, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp đúng như CMND hoặc CCCD.
+ Nội dung chính của bản tường trình: Thường sẽ bao gồm thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, danh sách những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc, người làm chứng; Trình tự, cũng như diễn biến, tình tiết của sự việc; Nguyên nhân của sự việc: có thể sẽ gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; Mức độ thiệt hại (nếu có); Trách nhiệm của người viết bản tường trình nếu như sự việc nói trên gây ra hậu quả; Những đề nghị cụ thể (nếu thấy cần thiết).
Lưu ý: Tường trình là việc kể lại sự việc. Do đó, những nội dung được kê khai cần đảm bảo tính chính xác, trung thực. Bởi vì người kê khai sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin được trình bày trong Bản tường trình đó.
TẢI VỀ: Xem chi tiết thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP
Người lao động nghỉ việc không phép bị xử lý thế nào? Nghỉ không phép với lý do nào sẽ không bị sa thải?
Căn cứ vào quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 về hình thức xử lý kỷ luật lao động, cụ thể:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Theo đó, tùy vào tính chất vi phạm, người sử dụng lao động có thể áp dụng một trong bốn hình thức xử lý kỷ luật trên để áp dụng đối với người lao động nghỉ việc không phép.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, lý do chính đáng để người lao động nghỉ không phép mà không bị sa thải bao gồm:
- Thiên tai,
- Hỏa hoạn,
- Bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và
- Trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
- 23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?