Lời chúc cho thầy cô giáo chủ nhiệm cuối năm học hay, ý nghĩa? Thầy cô giáo chủ nhiệm trong trường trung học có quyền gì?
Lời chúc cho thầy cô giáo chủ nhiệm cuối năm học hay, ý nghĩa?
Tham khảo mẫu lời chúc cho thầy cô giáo chủ nhiệm cuối năm học hay, ý nghĩa dưới đây:
(1) Khép lại một năm học, chúng em xin cảm ơn thầy/cô đã luôn quan tâm, dạy dỗ chúng em, cảm ơn thầy cô đã kiên nhẫn chỉ dạy chúng em không chỉ là những kiến thức mà cả những bài học trong cuộc sống. Chúc thầy/ cô mạnh khỏe, bình an và vững vàng trên hành trình gieo chữ, trồng người ạ.
(2) Thời gian trôi nhanh quá, mới đó mà đã đến lúc nói lời chia tay. Cảm ơn cô/thầy là người mẹ/người cha thứ hai đã dạy dỗ chúng em không chỉ kiến thức mà cả cách làm người. Chúc cô/thầy luôn vui vẻ, bình an và giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết với nghề.
(3) Năm học khép lại, chúng em xin gửi đến cô/thầy lời cảm ơn chân thành nhất. Cảm ơn vì đã luôn kiên nhẫn, yêu thương và đồng hành cùng lớp trong suốt chặng đường vừa qua. Chúc cô/thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và mãi là người ‘truyền lửa’ tận tâm cho bao thế hệ học trò.
(4) Năm học khép lại, nhưng những bài học, những lời dặn dò của thầy/cô sẽ còn theo chúng em mãi. Kính chúc thầy/cô luôn dồi dào sức khỏe, an yên trong cuộc sống và tràn đầy niềm vui mỗi ngày.
(5) Chúng em biết, làm giáo viên chủ nhiệm không dễ, nhưng thầy/cô đã luôn kiên nhẫn, bao dung và yêu thương chúng em như một gia đình. Cảm ơn vì đã luôn ở đó khi chúng em cần. Chúc thầy/cô mãi mạnh khỏe, an yên và hạnh phúc bên học trò thân yêu.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Lời chúc cho thầy cô giáo chủ nhiệm cuối năm học hay, ý nghĩa? Thầy cô giáo chủ nhiệm trong trường trung học có quyền gì? (hình từ internet)
Thầy cô giáo chủ nhiệm trong trường trung học có quyền gì?
Theo Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định Giáo viên làm công tác chủ nhiệm có các quyề như sau:
- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.
- Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
- Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
- Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Thầy cô giáo chủ nhiệm có thể giới thiệu lớp trưởng để bầu chọn cho lớp học không?
Theo Điều 16 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định Giáo viên làm công tác chủ nhiệm có các quyề như sau:
Lớp học
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có lớp trưởng và các lớp phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ. Mỗi lớp học được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ học sinh có tổ trưởng và tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong tổ bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ.
2. Hoạt động của lớp học bảo đảm tính dân chủ, tự quản, hợp tác. Mỗi học sinh được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và của lớp học với sự hỗ trợ của giáo viên.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể số học sinh trong mỗi lớp học theo hướng giảm sĩ số học sinh trên lớp; bảo đảm mỗi lớp học ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 45 học sinh.
4. Số học sinh trong mỗi lớp học của trường chuyên biệt được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.
Như vậy, thầy cô giáo chủ nhiệm có thể giới thiệu lớp trưởng và các lớp phó để học sinh trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bài hát về ngày Quốc tế thiếu nhi 1 6? Có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày Quốc tế thiếu nhi không?
- Bài phát biểu Tổng kết năm học của phụ huynh học sinh hay ý nghĩa? Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?
- Hệ số chạm đất là gì? Hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở cấp điện áp không được vượt quá bao nhiêu?
- Đề thi thử môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh Vĩnh Phúc lần 3 kèm đáp án như thế nào? Tải về Đề thi thử Toán tốt nghiệp THPT Vĩnh Phúc?
- Nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng chợ là quyền sử dụng đất được điều chỉnh trong các trường hợp nào?