Hệ số chạm đất là gì? Hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở cấp điện áp không được vượt quá bao nhiêu?

Hệ số chạm đất là gì? Theo quy định thì hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở cấp điện áp không được vượt quá bao nhiêu? Trong hoạt động điện lực và sử dụng điện theo Luật Điện lực nghiêm cấm những hành vi nào?

Hệ số chạm đất là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 27 Điều 3 Thông tư 05/2025/TT-BCT có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Hệ thống điều khiển phân tán DCS (viết tắt theo tiếng Anh: Distributed Control System) là hệ thống các thiết bị điều khiển trong nhà máy điện hoặc trạm điện được kết nối mạng theo nguyên tắc điều khiển phân tán để tăng độ tin cậy và hạn chế các ảnh hưởng do sự cố phần tử điều khiển trong nhà máy điện hoặc trạm điện.
24. Hệ thống pin lưu trữ năng lượng BESS (viết tắt theo tiếng Anh: Battery Energy Storage System) là hệ thống bao gồm pin, bộ sạc, bộ điều khiển và các thiết bị khác đấu nối vào lưới điện để lưu trữ điện năng trong pin trong quá trình sạc và xả điện năng lưu trữ khi cần thiết.
25. Hệ thống đo đếm là hệ thống bao gồm các thiết bị đo đếm và mạch điện được tích hợp để đo đếm và xác định lượng điện năng truyền tải qua một vị trí đo đếm.
26. Hệ thống SCADA (viết tắt theo tiếng Anh: Supervisory Control And Data Acquisition) là hệ thống thu thập số liệu để phục vụ việc giám sát, điều khiển và vận hành hệ thống điện.
27. Hệ số chạm đất là tỷ số giữa giá trị điện áp của pha không bị sự cố sau khi xảy ra ngắn mạch chạm đất với giá trị điện áp của pha đó trước khi xảy ra ngắn mạch chạm đất (áp dụng cho trường hợp ngắn mạch một pha hoặc ngắn mạch hai pha chạm đất).
28. Hòa đồng bộ là thao tác nối tổ máy phát điện vào hệ thống điện hoặc nối hai phần của hệ thống điện với nhau theo điều kiện hòa đồng bộ quy định tại Quy định điều độ, vận hành, thao tác, xử lý sự cố, khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
29. Khả năng khởi động đen là khả năng của một nhà máy điện có thể khởi động ít nhất một tổ máy phát điện từ trạng thái dừng hoàn toàn mà không cần nhận điện từ lưới điện khu vực để khôi phục lại một phần hoặc toàn bộ hệ thống.
...

Theo đó, hệ số chạm đất được hiểu là tỷ số giữa giá trị điện áp của pha không bị sự cố sau khi xảy ra ngắn mạch chạm đất với giá trị điện áp của pha đó trước khi xảy ra ngắn mạch chạm đất (áp dụng cho trường hợp ngắn mạch một pha hoặc ngắn mạch hai pha chạm đất).

Hệ số chạm đất là gì? Hệ số chạm đất của lưới điện truyển tài ở cấp điện áp không được vượt quá bao nhiêu?

Hệ số chạm đất là gì? Hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở cấp điện áp không được vượt quá bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở cấp điện áp không được vượt quá bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 05/2025/TT-BCT có quy định như sau:

Hệ số chạm đất
1. Hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở các cấp điện áp không được vượt quá 1,4.
2. Hệ số sự cố chạm đất của lưới điện phân phối không được vượt quá 1,4 đối với lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp và 1,7 đối với lưới điện có trung tính cách ly hoặc lưới điện có trung tính nối đất qua trở kháng.

Như vậy, theo Thông tư 05/2025/TT-BCT có quy định thì hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở các cấp điện áp không được vượt quá 1,4.

Bên cạnh đó, đối với hệ số sự cố chạm đất của lưới điện phân phối không được vượt quá 1,4 đối với lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp và 1,7 đối với lưới điện có trung tính cách ly hoặc lưới điện có trung tính nối đất qua trở kháng.

Trong hoạt động điện lực và sử dụng điện theo Luật Điện lực nghiêm cấm những hành vi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:

Theo đó, trong hoạt động điện lực và sử dụng điện được pháp luật quy định nghiêm cấm những hành vi sau đây:

(1) Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật Điện lực 2024.

(2) Trộm cắp điện.

(3) Trộm cắp phương tiện, trang thiết bị điện.

(4) Phá hoại phương tiện, trang thiết bị điện, công trình điện lực.

(5) Sử dụng phương tiện, thiết bị, chất gây cháy, nổ, ăn mòn và hành vi khác làm hư hỏng, gây sự cố công trình điện lực.

(6) Đóng điện, cắt điện trái quy định của pháp luật.

(7) Vi phạm quy định về bảo vệ công trình điện lực, an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

(8) Trồng cây, khoan, đào, đắp, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, neo đậu tàu, thuyền, xả nước thải, chất ăn mòn, thả diều, vật bay và các hoạt động khác vi phạm quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.

(9) Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật Điện lực 2024.

(10) Cung cấp thông tin không chính xác, thiếu minh bạch xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.

(11) Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa chữa, cải tạo, khắc phục sự cố đối với công trình điện lực, kiểm tra, giám sát hoạt động điện lực và sử dụng điện.

(12) Sách nhiễu, gây phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Lưới điện truyền tải
Hệ số chạm đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hệ số chạm đất là gì? Hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở cấp điện áp không được vượt quá bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lưới điện truyền tải
4 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào