Lệ phí khi cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là bao nhiêu?
- Lệ phí khi cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là bao nhiêu?
- Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp ở đâu?
- Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch bị mất giấy chứng nhận căn cước có được cấp lại không?
Lệ phí khi cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là bao nhiêu?
Theo khoản 4 Điều 38 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lệ phí cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật này khi khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Công dân không phải nộp lệ phí khi được cấp thẻ căn cước lần đầu.
3. Công dân phải nộp lệ phí khi cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, trừ những trường hợp sau đây:
a) Cấp đổi thẻ căn cước theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 24 của Luật này;
b) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước do lỗi của cơ quan quản lý căn cước.
4. Không thu lệ phí đối với trường hợp cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
...
Theo đó, không phải nộp lệ phí đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
Lệ phí khi cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là bao nhiêu? (hình từ internet)
Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp ở đâu?
Theo Điều 30 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Giấy chứng nhận căn cước và quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước
...
4. Nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch sinh sống;
b) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại điểm a khoản này tổ chức làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
5. Giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước được quy định như sau:
a) Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số định danh cá nhân trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người được cấp giấy chứng nhận căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch phải xuất trình giấy chứng nhận căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được chứng nhận trong giấy chứng nhận căn cước, trừ trường hợp thông tin của người đó đã được thay đổi hoặc thông tin trong giấy chứng nhận căn cước không thống nhất với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nơi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước được quy định như sau:
- Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch sinh sống;
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại điểm a khoản này tổ chức làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch bị mất giấy chứng nhận căn cước có được cấp lại không?
Theo Điều 25 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước
1. Giấy chứng nhận căn cước được cấp đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Bị hư hỏng không sử dụng được;
b) Thay đổi thông tin về căn cước;
c) Có sai sót về thông tin trên giấy chứng nhận căn cước;
d) Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có yêu cầu;
đ) Giấy chứng nhận căn cước hết hạn sử dụng.
2. Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch bị mất giấy chứng nhận căn cước thì được cấp lại.
Như vậy, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch bị mất giấy chứng nhận căn cước thì được cấp lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?