Trên giấy chứng nhận căn cước có in ảnh khuôn mặt hay không? Mặt trước và mặt sau giấy chứng nhận căn cước có những thông tin nào?
Trên giấy chứng nhận căn cước có in ảnh khuôn mặt hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Căn cước 2023 thì trên giấy chứng nhận căn cước được in những thông tin sau:
- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;
- Dòng chữ “CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC”;
- Ảnh khuôn mặt, vân tay;
- Số định danh cá nhân;
- Họ, chữ đệm và tên;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Tình trạng hôn nhân;
- Nơi ở hiện tại;
- Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ;
- Ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp;
- Thời hạn sử dụng.
Như vậy, ảnh khuôn mặt là thông tin được in trên giấy chứng nhận căn cước.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 16/2024/TT-BCA thì ảnh khuôn mặt của người được cấp giấy chứng nhận căn cước có kích thước 20mm x 30mm.
Trên giấy chứng nhận căn cước có in ảnh khuôn mặt hay không? Mặt trước và mặt sau giấy chứng nhận căn cước có những thông tin nào? (Hình từ Internet)
Mặt trước và mặt sau giấy chứng nhận căn cước có những thông tin nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 16/2024/TT-BCA, quy định như sau:
Quy cách giấy chứng nhận căn cước
...
4. Mặt trước giấy chứng nhận căn cước gồm các thông tin sau:
Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC; ảnh khuôn mặt của người được cấp giấy chứng nhận căn cước; mã QR; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Tình trạng hôn nhân; Nơi ở hiện tại; Thời hạn sử dụng đến.
5. Mặt sau giấy chứng nhận căn cước gồm các thông tin sau:
Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: Vân tay ngón trỏ trái; vân tay ngón trỏ phải; Họ, chữ đệm và tên cha, Quốc tịch; Họ, chữ đệm và tên mẹ, Quốc tịch; Họ, chữ đệm và tên vợ (chồng), Quốc tịch; Họ, chữ đệm và tên của người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ, Quốc tịch; Ngày, tháng, năm.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì mặt trước và mặt sau giấy chứng nhận căn cước có những thông tin cụ thể như sau:
(1) Mặt trước giấy chứng nhận căn cước: Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới:
- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Dòng chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc;
- Dòng chữ CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC;
- Ảnh khuôn mặt của người được cấp giấy chứng nhận căn cước;
- Mã QR; Số định danh cá nhân;
- Họ, chữ đệm và tên;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Tình trạng hôn nhân;
- Nơi ở hiện tại;
- Thời hạn sử dụng đến.
(2) Mặt sau giấy chứng nhận căn cước: Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải:
- Vân tay ngón trỏ trái; vân tay ngón trỏ phải;
- Họ, chữ đệm và tên cha, Quốc tịch;
- Họ, chữ đệm và tên mẹ, Quốc tịch;
- Họ, chữ đệm và tên vợ (chồng), Quốc tịch;
- Họ, chữ đệm và tên của người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ, Quốc tịch;
- Ngày, tháng, năm.
Đến đâu để làm giấy chứng nhận căn cước? Giấy chứng nhận căn cước có giá trị sử dụng thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Căn cước 2023, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có thể đến các cơ quan sau đây để làm giấy chứng nhận căn cước:
Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch sinh sống.
Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước nêu trên tổ chức làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
Theo đó, giấy chứng nhận căn cước có giá trị sử dụng như sau:
- Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số định danh cá nhân trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người được cấp giấy chứng nhận căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch phải xuất trình giấy chứng nhận căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được chứng nhận trong giấy chứng nhận căn cước, trừ trường hợp thông tin của người đó đã được thay đổi hoặc thông tin trong giấy chứng nhận căn cước không thống nhất với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?