Khoản chi của ngân hàng nhà nước cho các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng bao gồm những khoản nào?
- Thu nhập từ nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư của Ngân hàng nhà nước bao gồm những khoản nào?
- Khoản chi của ngân hàng nhà nước cho các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng bao gồm những khoản nào?
- Ngân hàng nhà nước có được hạch toán vào chi phí các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính hay không?
Thu nhập từ nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư của Ngân hàng nhà nước bao gồm những khoản nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 195/2013/TT-BTC quy định về quản lý thu nhập như sau:
Quản lý thu nhập
1. Thu nhập của Ngân hàng Nhà nước là toàn bộ các khoản phải thu từ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 12 Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg, gồm:
1.1. Thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư, gồm:
a) Thu lãi cho vay;
b) Thu lãi tiền gửi;
c) Thu về đầu tư chứng khoán;
d) Thu khác về hoạt động tín dụng.
1.2. Thu về nghiệp vụ thị trường mở bao gồm các khoản thu từ nghiệp vụ mua bán các giấy tờ có giá theo quy định (tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác) trên thị trường tiền tệ.
1.3. Thu về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hối (ngoại tệ và vàng) theo quy định.
1.4. Thu về dịch vụ thanh toán, thông tin, ngân quỹ và các khoản thu dịch vụ ngân hàng khác.
1.5. Thu về chênh lệch tỷ giá theo quy định của chuẩn mực kế toán (không bao gồm chênh lệch tỷ giá khi đánh giá lại ngoại tệ và vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước).
...
Như vậy, thu nhập từ nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư của Ngân hàng nhà nước bao gồm:
(1) Thu lãi cho vay;
(2) Thu lãi tiền gửi;
(3) Thu về đầu tư chứng khoán;
(4) Thu khác về hoạt động tín dụng.
Thu nhập từ nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư của Ngân hàng nhà nước bao gồm những khoản nào? (Hình từ Internet)
Khoản chi của ngân hàng nhà nước cho các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng bao gồm những khoản nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 195/2013/TT-BTC quy định về quản lý chi phí như sau:
Quản lý chi phí
1. Chi phí của Ngân hàng Nhà nước là toàn bộ số phải chi phát sinh trong kỳ để duy trì hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 13 Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg . Một số khoản chi của Ngân hàng Nhà nước được hướng dẫn thực hiện như sau:
1.1. Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng, gồm:
a) Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay; chi về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hối (ngoại tệ và vàng); chi về nghiệp vụ thị trường mở;
b) Chi phí in, đúc, bảo quản, bảo vệ, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi thay thế, tiêu hủy tiền. Các khoản chi này được thực hiện như sau:
- Các khoản chi về vẽ mẫu tiền, chế bản mẫu tiền và chi đặc biệt phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định;
- Chi phí in, đúc tiền: Chi phí in, đúc tiền được hạch toán vào chi phí của Ngân hàng Nhà nước hàng năm phù hợp với lượng tiền mới đưa ra lưu thông. Đơn giá sản phẩm in tiền giấy và các giấy tờ có giá; sản xuất tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước thẩm định, gửi Bộ Tài chính quyết định đơn giá tối đa theo thẩm quyền;
- Chi bảo vệ tiền: Mức chi cho công tác bảo vệ tiền trong năm do Ngân hàng Nhà nước xây dựng và thuyết minh trong kế hoạch tài chính năm, gồm:
+ Chi mua công cụ lao động, vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản, điều chuyển, giám định tiền;
+ Chi phụ cấp theo chế độ quy định cho lực lượng canh gác, bảo vệ kho, áp tải tiền, vàng bạc, đá quý, các phương tiện thanh toán thay tiền;
+ Các khoản chi khác cho công tác bảo vệ tiền.
- Chi vận chuyển, bốc xếp, gồm các khoản chi:
+ Chi xăng dầu cho phương tiện vận chuyển;
+ Chi thuê phương tiện vận chuyển được thanh toán theo hợp đồng ký kết với bên cung cấp dịch vụ;
+ Chi bốc xếp tại cảng, nhà ga, sân bay theo hợp đồng ký kết với bên cung cấp dịch vụ. Mức chi vượt định mức bốc xếp hàng ra vào kho tiền do Ngân hàng Nhà nước quy định và thuyết minh trong kế hoạch tài chính năm.
- Chi về vật liệu kiểm đếm tiền, phân loại, đóng gói tiền: Ngân hàng Nhà nước được chi và quyết toán giá trị vật liệu thực xuất dùng trong năm (bao bì, dây buộc, keo dán);
- Chi tiêu hủy tiền: Các định mức chi cho công tác tiêu hủy tiền như chi bồi dưỡng cho cán bộ tham gia công tác tiêu huỷ, chi vật liệu, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế cho công tác tiêu hủy do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và thuyết minh trong kế hoạch tài chính năm. Riêng mức chi bồi dưỡng cho cán bộ tham gia tiêu hủy phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
c) Các khoản chi về dịch vụ thanh toán và thông tin;
d) Chi về vận chuyển, gia công, bảo quản, lưu kho, giám sát gia công vàng và các chi phí khác liên quan đến công tác quản lý vàng và gia công vàng miếng;
đ) Các khoản chi khác về hoạt động nghiệp vụ;
...
Như vậy, khoản chi của ngân hàng nhà nước cho các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng bao gồm:
(1) Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay; chi về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hối (ngoại tệ và vàng); chi về nghiệp vụ thị trường mở;
(2) Chi phí in, đúc, bảo quản, bảo vệ, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi thay thế, tiêu hủy tiền.
(3) Các khoản chi về dịch vụ thanh toán và thông tin;
(4) Chi về vận chuyển, gia công, bảo quản, lưu kho, giám sát gia công vàng và các chi phí khác liên quan đến công tác quản lý vàng và gia công vàng miếng;
(5) Các khoản chi khác về hoạt động nghiệp vụ.
Ngân hàng nhà nước có được hạch toán vào chi phí các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 195/2013/TT-BTC quy định về quản lý chi phí như sau:
Quản lý chi phí
...
2. Nguyên tắc ghi nhận chi phí.
2.1. Chi phí của Ngân hàng Nhà nước là các khoản chi phí phải chi trong kỳ liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2.2. Các khoản chi hạch toán trong chi phí Ngân hàng Nhà nước phải là các khoản chi có căn cứ hợp lý, hợp lệ và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
2.3. Ngân hàng Nhà nước không được hạch toán vào chi phí các khoản sau đây:
a) Các khoản tiền phạt phải nộp Nhà nước hoặc phải trả cho khách hàng về những thiệt hại vật chất do nguyên nhân chủ quan Ngân hàng Nhà nước gây ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ ngân hàng;
b) Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, đối với các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật thì ngân hàng nhà nước không được hạch toán vào chi phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?