Kho lưu trữ chuyên dụng là gì? Muốn xây mới kho lưu trữ chuyên dụng phải đáp ứng những điều kiện gì?
Kho lưu trữ chuyên dụng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Thông tư 09/2007/TT-BNV hướng dẫn về kho lưu trữ chuyên dụng do Bộ Nội vụ ban hành như sau:
Kho lưu trữ chuyên dụng là công trình bao gồm: khu vực kho bảo quản tài liệu, khu vực xử lý nghiệp vụ lưu trữ, khu hành chính, khu vực lắp đặt thiết bị kỹ thuật và khu vực phục vụ công chúng.
Kho lưu trữ chuyên dụng phải bảo đảm được các yêu cầu nào?
Theo tiểu mục 3 Mục I Thông tư 09/2007/TT-BNV hướng dẫn về kho lưu trữ chuyên dụng do Bộ Nội vụ ban hành như sau:
HƯỚNG DẪN CHUNG
...
3. Yêu cầu chung
Kho lưu trữ chuyên dụng phải bảo đảm được các yêu cầu chung sau đây:
a) Về địa điểm: thuận tiện giao thông; có địa chất ổn định, xa các chấn động nền; có địa thế cao, thoát nước nhanh; không ở gần các khu vực dễ gây cháy, nổ, ô nhiễm và có đất dự phòng để mở rộng khi cần thiết.
b) Bảo đảm kết cấu bền vững; bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ.
c) Thiết kế hợp lý, liên hoàn phù hợp với các loại hình tài liệu và các quy trình nghiệp vụ lưu trữ.
d) Đáp ứng các yêu cầu về mỹ quan của công trình văn hoá.
Như vậy, kho lưu trữ chuyên dụng phải bảo đảm được các yêu cầu chung sau đây:
- Về địa điểm: thuận tiện giao thông; có địa chất ổn định, xa các chấn động nền; có địa thế cao, thoát nước nhanh; không ở gần các khu vực dễ gây cháy, nổ, ô nhiễm và có đất dự phòng để mở rộng khi cần thiết.
- Bảo đảm kết cấu bền vững; bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ.
- Thiết kế hợp lý, liên hoàn phù hợp với các loại hình tài liệu và các quy trình nghiệp vụ lưu trữ.
- Đáp ứng các yêu cầu về mỹ quan của công trình văn hoá.
Kho lưu trữ chuyên dụng (Hình từ Internet)
Muốn xây mới kho lưu trữ chuyên dụng phải đáp ứng những điều kiện gì?
Theo tiểu mục 1 Mục III Thông tư 09/2007/TT-BNV hướng dẫn về kho lưu trữ chuyên dụng do Bộ Nội vụ ban hành như sau:
HƯỚNG DẪN VẬN DỤNG
1. Trường hợp xây mới kho lưu trữ chuyên dụng
a) Các cơ quan, tổ chức khi xây dựng mới kho lưu trữ chuyên dụng phải bảo đảm theo các yêu cầu hướng dẫn tại Thông tư này. Lưu ý một số điểm sau:
- Về lựa chọn quy mô: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan lưu trữ, số lượng và thành phần tài liệu nộp lưu để lựa chọn quy mô cho phù hợp. Kho lưu trữ chuyên dụng có các loại quy mô sau:
Loại 1: bảo quản từ 10 km giá tài liệu trở lên, diện tích sàn tối thiểu 3200m2.
Loại 2: bảo quản từ 7 - 9 km giá tài liệu, diện tích sàn 2190 - 2820 m2.
Loại 3: bảo quản từ 4 - 6 km giá tài liệu, diện tích sàn 1245 - 1875 m2.
Loại 4: bảo quản từ 1 - 3 km giá tài liệu, diện tích sàn 312 - 936 m2.
- Việc xác định quy mô được căn cứ vào:
+ Số lượng tài liệu thực tế đang bảo quản tại kho lưu trữ;
+ Số lượng tài liệu thực tế đang bảo quản tại các nguồn nộp lưu đã đến hạn mà chưa thu về;
+ Số lượng tài liệu ước tính hình thành ở các nguồn nộp lưu sẽ thu về trong 30 - 50 năm tới;
+ Số lượng tài liệu tư nhân ước tính sẽ sưu tầm hoặc được tặng, ký gửi của các tổ chức và cá nhân.
- Về thiết kế các hạng mục:
Đối với những kho lưu trữ chuyên dụng có quy mô nhỏ, khi thiết kế một số phòng của khu hành chính và khu vực phục vụ công chúng có thể được hợp nhất hoặc không đặt ra, tuỳ theo điều kiện thực tế.
b) Trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng kho lưu trữ, các cơ quan, tổ chức có thể tham khảo bản Thiết kế điển hình “Trung tâm lưu trữ nhà nước cấp tỉnh - Khối kho tài liệu giấy” và Thiết kế điển hình “Khối hành chính, sử dụng tài liệu, kỹ thuật - Trung tâm lưu trữ nhà nước cấp tỉnh” do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 679/QĐ-BXD ngày 10 tháng 6 năm 1999 và Quyết định số 22/2000/QĐ-BXD ngày 02 tháng 11 năm 2000.
Như vậy, các cơ quan, tổ chức khi xây dựng mới kho lưu trữ chuyên dụng phải bảo đảm theo các yêu cầu hướng dẫn tại Thông tư này. Lưu ý một số điểm sau:
- Về lựa chọn quy mô: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan lưu trữ, số lượng và thành phần tài liệu nộp lưu để lựa chọn quy mô cho phù hợp. Kho lưu trữ chuyên dụng có các loại quy mô sau:
Loại 1: bảo quản từ 10 km giá tài liệu trở lên, diện tích sàn tối thiểu 3200m2.
Loại 2: bảo quản từ 7 - 9 km giá tài liệu, diện tích sàn 2190 - 2820 m2.
Loại 3: bảo quản từ 4 - 6 km giá tài liệu, diện tích sàn 1245 - 1875 m2.
Loại 4: bảo quản từ 1 - 3 km giá tài liệu, diện tích sàn 312 - 936 m2.
- Việc xác định quy mô được căn cứ vào:
+ Số lượng tài liệu thực tế đang bảo quản tại kho lưu trữ;
+ Số lượng tài liệu thực tế đang bảo quản tại các nguồn nộp lưu đã đến hạn mà chưa thu về;
+ Số lượng tài liệu ước tính hình thành ở các nguồn nộp lưu sẽ thu về trong 30 - 50 năm tới;
+ Số lượng tài liệu tư nhân ước tính sẽ sưu tầm hoặc được tặng, ký gửi của các tổ chức và cá nhân.
- Về thiết kế các hạng mục:
Đối với những kho lưu trữ chuyên dụng có quy mô nhỏ, khi thiết kế một số phòng của khu hành chính và khu vực phục vụ công chúng có thể được hợp nhất hoặc không đặt ra, tuỳ theo điều kiện thực tế.
Trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng kho lưu trữ, các cơ quan, tổ chức có thể tham khảo bản Thiết kế điển hình “Trung tâm lưu trữ nhà nước cấp tỉnh - Khối kho tài liệu giấy” và Thiết kế điển hình “Khối hành chính, sử dụng tài liệu, kỹ thuật - Trung tâm lưu trữ nhà nước cấp tỉnh” do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 679/QĐ-BXD ngày 10 tháng 6 năm 1999 và Quyết định số 22/2000/QĐ-BXD ngày 02 tháng 11 năm 2000.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ là bao nhiêu?
- Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng có được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu không?
- Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị đối với lĩnh vực công nghệ thông tin theo Quyết định 2552/QĐ-TCHQ năm 2024?
- Tải Phiếu theo dõi trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Thông tư 33? Phiếu theo dõi trừ lùi được dùng trong trường hợp nào?
- Cá nhân thực hiện tập trung đất nông nghiệp được phép tự thỏa thuận với người sử dụng đất về các nội dung nào?