Khi sử dụng tần số vô tuyến điện với lưu lượng sử dụng thấp thì tổ chức, cá nhân được sử dụng chung tần số vô tuyến điện đúng không?
- Khi sử dụng tần số vô tuyến điện với lưu lượng sử dụng thấp thì tổ chức, cá nhân được sử dụng chung tần số vô tuyến điện đúng không?
- Thời gian liên lạc của mỗi cuộc đàm thoại khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện là bao lâu?
- Tổ chức, cá nhân cố ý thu, sử dụng thông tin thu được từ các đài vô tuyến điện khác sử dụng chung tần số thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Khi sử dụng tần số vô tuyến điện với lưu lượng sử dụng thấp thì tổ chức, cá nhân được sử dụng chung tần số vô tuyến điện đúng không?
Theo căn cứ tại Điều 26 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, điểm c khoản 17 Điều 1 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 quy định như sau:
Sử dụng chung tần số vô tuyến điện
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện với lưu lượng sử dụng thấp hoặc di chuyển trên phạm vi rộng phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện với tổ chức, cá nhân khác và chấp nhận ảnh hưởng do việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để sử dụng cung tần số vô tuyến điện phải sử dụng đúng tần số vô tuyến điện quy định của giấy phép và được khuyến khích sử dụng mã hoá hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để bảo đảm giữ bí mật thông tin.
3.Chính Phủ quy định chi tiết việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện.
Như vậy, tổ chức, cá nhân được sử dụng chung tần số vô tuyến điện khi sử dụng tần số vô tuyến điện với lưu lượng sử dụng thấp. Tổ chức cá nhân sử dụng chung tần số vô tuyến điện phải chấp nhận ảnh hưởng do việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để sử dụng cung tần số vô tuyến điện phải sử dụng đúng tần số vô tuyến điện quy định của giấy phép và được khuyến khích sử dụng mã hoá hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để bảo đảm giữ bí mật thông tin.
Khi sử dụng tần số vô tuyến điện với lưu lượng sử dụng thấp thì tổ chức, cá nhân được sử dụng chung tần số vô tuyến điện đúng không? (hình từ internet)
Thời gian liên lạc của mỗi cuộc đàm thoại khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện là bao lâu?
Theo căn cứ tại Điều 35 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định như sau:
Hướng dẫn khai thác trên tần số sử dụng chung
1. Tuân thủ nguyên tắc đàm thoại chỉ phục vụ công việc, đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng trong giấy phép.
2. Chỉ thiết lập cuộc gọi khi kênh tần số vô tuyến điện đang trong tình trạng rỗi, không có người sử dụng trừ khi liên quan đến cấp cứu, an toàn tính mạng con người.
3. Phải sử dụng hô hiệu được quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
4. Thời gian liên lạc ngắn gọn, không vượt quá năm phút đối với mỗi cuộc đàm thoại.
5. Khuyến khích sử dụng mã hóa hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để bảo đảm giữ bí mật thông tin.
Như vậy, thời gian liên lạc khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện là tối đa 5 phút trên mỗi cuộc đàm thoại.
Tổ chức, cá nhân cố ý thu, sử dụng thông tin thu được từ các đài vô tuyến điện khác sử dụng chung tần số thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo căn cứ tại Điều 63 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng chung tần số vô tuyến điện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đàm thoại ngoài mục đích phục vụ cho công việc, không đúng đối tượng, không đúng mục đích sử dụng trong giấy phép;
b) Thiết lập cuộc gọi khi kênh tần số vô tuyến điện đang có người sử dụng, trừ trường hợp liên quan đến cấp cứu, an toàn tính mạng con người;
c) Sử dụng hô hiệu không đúng quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;
d) Thời gian liên lạc liên tục của một cuộc đàm thoại vượt quá 05 phút;
đ) Không phát hô hiệu tại đầu và cuối mỗi cuộc gọi.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý chuyển sang tần số dự phòng trong trường hợp tần số ấn định chính không bị nhiễu hoặc không có cá nhân, tổ chức khác sử dụng;
b) Cố ý thu hoặc sử dụng thông tin thu được từ các đài vô tuyến điện khác sử dụng chung tần số vô tuyến điện.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng đúng mã do cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện cấp khi sử dụng mã hóa.
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40.000.000 đồng.
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức cố ý thu hoặc sử dụng thông tin thu được từ các đài vô tuyến điện khác sử dụng chung tần số vô tuyến điện.
Lưu ý: Cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Do đó, cá nhân cố ý thu hoặc sử dụng thông tin thu được từ các đài vô tuyến điện khác sử dụng chung tần số vô tuyến điện thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?