Hội nghị công chức viên chức người lao động quyết định những vấn đề gì? Trình tự tổ chức thực hiện như thế nào? Mấy năm tổ chức một lần?
Hội nghị công chức viên chức người lao động quyết định những vấn đề gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 13 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Tổ chức hội nghị công chức, viên chức, người lao động
...
3. Nội dung của hội nghị công chức, viên chức, người lao động bao gồm:
a) Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
b) Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết hội nghị công chức, viên chức, người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan.
c) Đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của Tổng Giám đốc trong việc thực hiện kế hoạch công tác hằng năm;
d) Tổng kết phong trào thi đua, xét khen thưởng và bàn, thống nhất nội dung thi đua năm tiếp theo; thống nhất nội dung giao ước thi đua;
đ) Thảo luận và quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế này;
...
Theo đó, hội nghị công chức viên chức người lao động được tổ chức nhằm mục đích thảo luận và quyết định các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 gồm:
- Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân;
- Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan ngoài các khoản đã được pháp luật quy định;
- Nội dung nghị quyết hội nghị công chức viên chức người lao động;
- Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Hội nghị công chức viên chức người lao động quyết định những vấn đề gì? Trình tự tổ chức thực hiện như thế nào? Mấy năm tổ chức một lần? (Hình từ Internet)
Trình tự tổ chức hội nghị công chức viên chức người lao động được thực hiện như thế nào?
Trình tự tổ chức hội nghị công chức viên chức người lao động, căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 thực hiện như sau:
(1) Tổng Giám đốc trình bày báo cáo về kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan; đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của Tổng Giám đốc trong việc thực hiện kế hoạch công tác hằng năm;
(2) Đại diện Công đoàn cơ quan báo cáo về việc kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết hội nghị công chức viên chức người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan; kết quả giám sát, hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;
(3) Công chức, viên chức, người lao động tham dự hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị (nếu có);
(4) Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn cơ quan tiếp thu, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của công chức, viên chức, người lao động đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tiếp theo của cơ quan;
(5) Đại diện Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo;
(6) Hội nghị quyết định các nội dung được đề ra;
(7) Tổ chức khen thưởng cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác, phát động phong trào thi đua (nếu có);
(8) Ký kết giao ước thi đua giữa Tổng Giám đốc với Ban Chấp hành công đoàn cơ quan;
(9) Thông qua nghị quyết hội nghị.
Hội nghị công chức viên chức người lao động bao nhiêu năm tổ chức một lần?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 thực hiện như sau:
Tổ chức hội nghị công chức, viên chức, người lao động
1. Hội nghị công chức, viên chức, người lao động do Tổng Giám đốc chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan tổ chức.
Hội nghị công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do Tổng Giám đốc quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan.
Hội nghị công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Quy chế này.
...
Như vậy, hội nghị công chức viên chức người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần.
Hội nghị công chức viên chức người lao động có thể được tổ chức bất thường khi có đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, Tổng Giám đốc hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số công chức, viên chức, người lao động của cơ quan cùng đề nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?