Hội đồng nhân dân thị trấn có quyền bãi bỏ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn hay không?
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn là gì?
Căn cứ Điều 66 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn như sau:
“Điều 66. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thị trấn.
2. Quyết định những vấn đề của thị trấn trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn.
5. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị trấn.”
Như vậy, chính quyền địa phương ở thị trấn có nhiệm vụ và quyền hạn theo như quy định nêu trên.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 67 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn như sau:
“Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn
1. Hội đồng nhân dân thị trấn gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thị trấn bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị trấn. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân thị trấn thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn hoạt động kiêm nhiệm.”
Hội đồng nhân dân thị trấn có cơ cấu tổ chức theo như quy định nêu trên.
Hội đồng nhân dân thị trấn có quyền bãi bỏ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn hay không?
Hội đồng nhân dân thị trấn có quyền bãi bỏ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn hay không?
Căn cứ Điều 68 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn như sau:
“Điều 68. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị trấn; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân thị trấn.
3. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của thị trấn trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách thị trấn; điều chỉnh dự toán ngân sách thị trấn trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách thị trấn. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân thị trấn bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
6. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
7. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn.”
Như vậy, Hội đồng nhân dân thị trấn có nhiệm vụ và quyền hạn như quy định nêu trên. Theo đó, Hội đồng nhân dân thị trấn có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?