Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định?
- Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào?
- Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định để thực hiện giám định lại lần thứ hai theo quyết định trưng cầu giám định của người trưng cầu giám định?
- Ngân hàng nhà nước có phải ký và đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp do Hội đồng giám định thực hiện không?
Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 14/2020/TT-NHNN như sau:
Hội đồng giám định
1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai theo quyết định trưng cầu giám định do Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng làm đầu mối lựa chọn thành viên Hội đồng giám định gửi Vụ Tổ chức cán bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng giám định theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hội đồng giám định thực hiện nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật, chuẩn bị giám định, tổ chức thực hiện giám định theo quy định tại Điều 13, Điều 17, Điều 19, kết luận giám định theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 21 Thông tư này.
Theo đó, Hội đồng giám định Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện giám định tư pháp lại lần thứ hai theo quyết định trưng cầu giám định trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định.
Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định để thực hiện giám định lại lần thứ hai theo quyết định trưng cầu giám định của người trưng cầu giám định?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; thành lập Hội đồng giám định
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp;
b) Cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp;
c) Công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc đối với người giám định tư pháp theo vụ việc của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, trừ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Thành lập Hội đồng giám định.
...
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-NHNN như sau:
Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp đối với Ngân hàng Nhà nước
...
2. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại của người trưng cầu giám định kèm hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật (nếu có), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
...
d) Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản: gửi người trưng cầu giám định từ chối giám định nếu nội dung yêu cầu giám định không thuộc phạm vi giám định tư pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này hoặc không đủ điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giám định tư pháp; giao đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước (trừ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thực hiện giám định theo quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại lần đầu; thành lập Hội đồng giám định để thực hiện giám định lại lần thứ hai theo quyết định trưng cầu giám định của người trưng cầu giám định;
...
Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước.
Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định lại của người trưng cầu giám định, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để thành lập Hội đồng giám định để thực hiện giám định lại lần thứ hai.
Ngân hàng nhà nước có phải ký và đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp do Hội đồng giám định thực hiện không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 21 Thông tư 14/2020/TT-NHNN như sau:
Kết luận giám định tư pháp
...
6. Trường hợp trưng cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp thì ngoài chữ ký, họ, tên của người giám định, Ngân hàng Nhà nước ký, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp.
7. Trường hợp thành lập Hội đồng giám định theo quy định tại Điều 15 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước ký, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp.
8. Kết luận giám định tư pháp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này phải được gửi cho Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để theo dõi việc thực hiện giám định.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước phải ký và đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp do Hội đồng giám định thực hiện giám định lại lần thứ hai theo quyết định trưng cầu giám định của người trưng cầu giám định.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, xác định số lượng giáo viên còn thiếu từ năm học 2026-2027?
- Sáp nhập tỉnh Lào Cai và Yên Bái năm 2025 tên gọi dự kiến chi tiết? Hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái lấy tên là gì theo Nghị quyết 60?
- Đối tượng nào được áp dụng giảm tiền thuê đất năm 2024? Mức giảm tiền thuê đất bao nhiêu theo Nghị định 87?
- Tổng hợp mức thuế tuyệt đối được quy định tại đâu? Hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ thời điểm tính thuế là khi nào?
- Top bài hát hay về ngày lễ 30 4? Bài hát chào mừng 30 4 thống nhất đất nước? Bài hát karaoke cho ngày 30 4 1 5? 1 5 có phải ngày lễ lớn?