Hội đồng Dân tộc có quyền giám sát công tác phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách không?
Hội đồng Dân tộc có quyền Giám sát công tác phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách không?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 có quy định như sau:
Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
2. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
5. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Dân tộc có quyền Giám sát công tác phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
Hội đồng Dân tộc có quyền Giám sát công tác phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách không? (Hình từ internet)
5 quy định chung đối với Hội đồng Dân tộc hiện nay bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Chương I Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 27/2004/QH11 có quy định về 5 quy định chung đối với Hội đồng Dân tộc hiện nay bao gồm những nội dung sau:
(1) Hội đồng dân tộc là cơ quan của Quốc hội, do Quốc hội thành lập.
Hội đồng dân tộc làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Nhiệm kỳ của Hội đồng dân tộc theo nhiệm kỳ của Quốc hội, bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra tại kỳ họp thứ nhất cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Hội đồng mới.
(2) Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội và các quy định khác của pháp luật.
(3) Hội đồng dân tộc chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng dân tộc chịu sự chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
(4) Hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc được bảo đảm bằng hiệu quả của các phiên họp toàn thể của Hội đồng, hoạt động của Thường trực Hội đồng, các tiểu ban, Đoàn giám sát, Đoàn công tác và của các thành viên Hội đồng.
(5) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội đồng dân tộc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm và hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 30 Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 27/2004/QH11 có quy định về trách nhiệm và hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc như sau:
Đối với trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc:
- Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Giám sát hoạt động của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, hoạt động tư pháp và những hoạt động khác;
- Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Đối với các hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc:
- Thẩm tra báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Giám sát tính hợp hiến, hợp pháp, tính có căn cứ pháp luật của các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
- Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về vấn đề mà Hội đồng, Uỷ ban quan tâm
- Tổ chức Đoàn giám sát
- Cử thành viên đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh về vấn đề mà Hội đồng, Uỷ ban quan tâm
- Tổ chức tiếp nhận, nghiên cứu, xử lý và xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
- 10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? Chính sách của Nhà nước?
- 10+ Lời chúc tiễn bạn đi du học? Gợi ý quà tặng tiễn bạn đi du học? 11 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh?
- Đà Lạt sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập Đà Lạt với tỉnh nào? Số lượng tỉnh xã sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?