Đà Lạt sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập Đà Lạt với tỉnh nào? Số lượng tỉnh xã sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?
Đà Lạt sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập Đà Lạt với tỉnh nào?
"Đà Lạt sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập Đà Lạt với tỉnh nào?" là câu hỏi được quan tâm gần đây. Dưới đây là giải đáp thắc mắc trên.
Căn cứ Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu về sáp nhập tỉnh Lâm Đồng Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông diện tích sau sáp dự kiến như sau:
Tên tỉnh mới (dự kiến) | Các tỉnh hợp nhất | Trung tâm chính trị - hành chính |
Lâm Đồng | Lâm Đồng + Bình Thuận + Đắk Nông | Lâm Đồng |
Diện tích sau sáp nhập Lâm Đồng Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông
Căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Chương IV Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, có nêu phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 tỉnh thành còn 23 tỉnh thành mới. Trong đó có nêu diện tích sáp nhập tỉnh Lâm Đồng Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông như sau:
Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (giảm 02 tỉnh) có diện tích tự nhiên 24.233,1 km và quy mô dân số 3.324.400 người.
=> Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng mà theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 và Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 thì dự kiến thì sẽ sáp nhập Lâm Đồng + Bình Thuận + Đắk Nông => thành tỉnh Lâm Đồng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đà Lạt.
Tuy nhiên, ngày 1/7/2025 sẽ kết thúc hoạt động của cấp huyện. Do đó, sẽ không còn thành phố Đà Lạt trực thuộc tỉnh Lâm Đồng như hiện nay.
Thông tin "Đà Lạt sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập Đà Lạt với tỉnh nào?" như trên.
Đà Lạt sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập Đà Lạt với tỉnh nào? Số lượng tỉnh xã sau sáp nhập theo Nghị quyết 60? (Hình từ Internet)
Thống nhất sáp nhập tỉnh xã mới nhất 2025: số lượng tỉnh xã sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 dự kiến là bao nhiêu?
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
5. Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp;
...
Thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:
- Về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: (1) Đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. (2) Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo). (3) Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.
Như vậy, tại Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII thống nhất sáp nhập tỉnh xã mới nhất 2025, nêu rõ số lượng tỉnh xã sau sáp nhập dự kiến như sau:
+ Số lượng tỉnh sau sáp nhập dự kiến: 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương);
+ Số lượng xã sau sáp nhập dự kiến như sau: giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.
Quyết định 759: Xác định trung tâm hành chính - chính trị các tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh 2025 ra sao?
Căn cứ tại Mục 2 Chương IV Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, có nêu nguyên tắc xác định trung tâm hành chính - chính trị các tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh 2025 như sau:
- Lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị của 01 trong số các ĐVHC hiện nay là trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới để bảo đảm chính quyền địa phương nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định.
- Trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông phát triển (sân bay, đường bộ, cảng,...), dễ dàng kết nối với các khu vực trong nội tỉnh, thành phố và các đô thị lớn, trung tâm kinh tế của cả nước hoặc với hệ thống không gian biển.
- Trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới cần có không gian phát triển trong tương lai; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của ĐVHC mới, bảo đảm hài hòa, hợp lý, tránh sự mất cân đối giữa các địa phương khi sáp nhập và giữ vững quốc phòng an ninh. Sau khi ĐVHC mới đi vào hoạt động ổn định, có thẻ nghiên cứu quy hoạch, xây dựng các trung tâm hành chính - chính trị mới hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển chung của địa phương và tạo ra không gian phát triển mới.
- Cấp uỷ, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cả nước có 34 tỉnh thành, giảm 60-70% số lượng cấp xã sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60?
- Tư vấn nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hoạt động gì? Nội dung tư vấn bao gồm những gì?
- Phim nóng là gì? Xem phim nóng có vi phạm pháp luật không? Tự đăng phim nóng của mình lên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 20 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 20 4 2025?
- Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra được hiểu thế nào? 9 trường hợp cơ quan nhà nước không trực tiếp cung cấp thông tin?