Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có các hoạt động giám sát nào? Chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được quy định như thế nào?
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có các hoạt động giám sát nào?
Căn cứ vào Điều 37 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 về các hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội như sau:
Các hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách hoặc theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Luật này.
3. Giám sát chuyên đề.
4. Tổ chức hoạt động giải trình những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.
5. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
6. Kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Như vậy, các hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội bao gồm:
+ Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách hoặc theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Giám sát văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Luật này.
+ Giám sát chuyên đề.
+ Tổ chức hoạt động giải trình những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.
+ Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
+ Kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có các hoạt động giám sát nào? (Hình từ Internet)
Chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 38 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
Chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ý kiến của các thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
2. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội dự kiến chương trình giám sát trình Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xem xét, quyết định vào cuối năm trước và tổ chức thực hiện chương trình đó; trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh chương trình giám sát và báo cáo Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại phiên họp gần nhất.
Như vậy, Chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội bao gồm:
+ Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ý kiến của các thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
+ Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội dự kiến chương trình giám sát trình Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xem xét, quyết định vào cuối năm trước và tổ chức thực hiện chương trình đó; trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh chương trình giám sát và báo cáo Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại phiên họp gần nhất.
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phiên họp để thẩm tra báo cáo theo trình tự nào?
Căn cứ vào Điều 39 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Thẩm tra báo cáo
1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này, trừ các báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
2. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phiên họp để thẩm tra báo cáo theo trình tự sau đây:
a) Người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báo cáo;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thảo luận;
d) Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội biểu quyết những nội dung cần thiết;
đ) Chủ tọa phiên họp tóm tắt ý kiến phát biểu tại phiên họp thẩm tra.
3. Báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phản ánh ý kiến của các thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và ý kiến của đại biểu tham gia thẩm tra, được trình bày tại phiên họp của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phiên họp để thẩm tra báo cáo theo trình tự sau đây:
+ Người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báo cáo;
+ Đại diện cơ quan, tổ chức được mời dự phiên họp phát biểu ý kiến;
+ Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thảo luận;
+ Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội biểu quyết những nội dung cần thiết;
+ Chủ tọa phiên họp tóm tắt ý kiến phát biểu tại phiên họp thẩm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?