Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 41/2025/NĐ-CP quy định về Bộ Dân tộc và Tôn giáo như sau:
Bộ Dân tộc và Tôn giáo là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Công tác dân tộc; tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 41/2025/NĐ-CP quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Dân tộc và Tôn giáo như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về tín ngưỡng tôn giáo
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt;
c) Làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo; thúc đẩy tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam;
d) Hướng dẫn các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức có liên quan thông tin, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo;
e) Quản lý thống nhất về xuất bản các ấn phẩm, sách kinh, tác phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hoá phẩm thuần tuý tín ngưỡng, tôn giáo của các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động.
...
Như vậy, Nhiệm vụ quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo gồm:
- Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo
- Tổ chức triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt
- Làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo
- Thúc đẩy tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam
- Hướng dẫn các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức có liên quan thông tin
- Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
- Quản lý thống nhất về xuất bản các ấn phẩm, sách kinh, tác phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hoá phẩm thuần tuý tín ngưỡng, tôn giáo của các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động
Các hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Như vậy, các hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo gồm:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường.
- Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
- Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo gây chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để giải ngân vốn cho vay thì tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp nào?
- Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là bao nhiêu?
- Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?