Mức phụ cấp phục vụ áp dụng đối với Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội mới nhất là bao nhiêu?
Mức phụ cấp phục vụ áp dụng đối với Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội mới nhất là bao nhiêu?
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội thuộc một trong các đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg như sau:
Điều 1. Cán bộ, công chức được bầu cử vào các chức vụ hoặc được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính tri – xã hội và Chuyên gia cao cấp được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ quy định tại Quyết định này gồm:
...
3. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Phó Chánh Văn phòng Trung ương; Bí thư Ban Cán sự đảng ngoài nước; Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân; Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Trưởng ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chủ tịch Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Thứ trưởng; Phó Thủ tướng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
Trung tướng; Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng; Chuẩn Đô đốc Hải quân; Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương trong Quân đội nhân dân.
Trung tướng; Thiếu tướng và Tổng cục trưởng trong lực lượng Công an nhân dân.
...
Mức phụ cấp phục vụ áp dụng đối với Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg như sau:
Mức phụ cấp phục vụ được quy định như sau:
1. Mức 400.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định này và Chuyên gia cao cấp bậc 3.
2. Mức 200.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng nêu tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 1 Quyết định này và Chuyên gia cao cấp bậc 1, bậc 2.
Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ thì hưởng một mức phụ cấp phục vụ theo chức vụ cao nhất.
Như vậy, mức phụ cấp phục vụ áp dụng đối với Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội là 200.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Trường hợp Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có kiêm nhiệm chức vụ khác thì hưởng một mức phụ cấp phục vụ theo chức vụ cao nhất.
Mức phụ cấp phục vụ áp dụng đối với Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội được thanh toán khi nào?
Mức phụ cấp phục vụ áp dụng đối với Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội được thanh toán định kỳ hàng tháng căn cứ theo Điều 4 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg như sau:
Điều 4. Phụ cấp phục vụ được thanh toán định kỳ hàng tháng. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp phục vụ được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trả lương cho cán bộ, công chức quy định tại Điều 1 Quyết định này.
Lưu ý: Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp phục vụ được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trả lương cho cán bộ.
Mức phụ cấp phục vụ áp dụng đối với Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội mới nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 85 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội giúp Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
Khi Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ tịch sẽ được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 85 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
1. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
b) Điều hành công việc của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
c) Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban mà mình làm Chủ tịch, Chủ nhiệm;
d) Giữ liên hệ thường xuyên với các thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
đ) Được tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự các phiên họp Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc;
e) Thay mặt Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giữ liên hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?