Hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Trách nhiệm của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống rửa tiền là gì?
- Nội dung hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được quy định như thế nào?
Nội dung hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền
Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền gồm những nội dung thực hiện chủ yếu được quy định tại Điều 47 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012, bao gồm:
(1) Trao đổi thông tin, tài liệu về phòng, chống rửa tiền.
(2) Xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền.
(3) Thực hiện tương trợ tư pháp và hợp tác trong dẫn độ tội phạm rửa tiền.
(4) Các nội dung hợp tác khác về phòng, chống rửa tiền.
(5) Quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Các nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế được quy định tại Điều 46 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 như sau:
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin và tương trợ tư pháp về phòng, chống rửa tiền.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được quy định tại Điều 48 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 như sau:
(1) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan đề xuất, chủ trì đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp tài chính và trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền.
(2) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác theo quy định của pháp luật; có quyền từ chối cung cấp thông tin cho cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác trong trường hợp cần thiết và theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong phòng, chống rửa tiền.
(4) Khi có yêu cầu về hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kịp thời thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian, các bên liên quan và các chương trình hợp tác quốc tế khác cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc cho Bộ Tư pháp nếu nội dung liên quan đến tương trợ tư pháp để phối hợp thực hiện.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được quy định như thế nào?
Theo Điều 24 Nghị định 116/2013/NĐ-CP, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được quy định như sau:
(1) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền thông qua các biện pháp sau:
a) Phối hợp với Bộ Tư pháp trình Chính phủ chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống rửa tiền;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan định kỳ đánh giá rủi ro rửa tiền tại Việt Nam; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chiến lược, kế hoạch quốc gia về phòng, chống rửa tiền;
c) Phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan khác rà soát, tổng hợp, báo cáo và đề xuất phương án, biện pháp đảm bảo cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật cho các đơn vị có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền;
d) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác phòng, chống rửa tiền và phòng, chống tài trợ khủng bố.
(2) Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
(3) Thông báo kịp thời cho cơ quan phòng, chống khủng bố có thẩm quyền thông tin về hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định này và pháp luật về phòng, chống khủng bố.
(4) Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong nước theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Nghị định này.
(5) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của mình; xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
(6) Hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền:
a) Đề xuất cấp có thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, bộ ngành liên quan đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền;
b) Đầu mối đàm phán, ký kết các thỏa thuận quốc tế trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền; trao đổi thông tin với cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác theo quy định tại Điều 27 Nghị định 116/2013/NĐ-CP;
c) Đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền;
d) Đầu mối trong nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực phòng, chống rửa tiền.
(7) Thực hiện trách nhiệm khác được quy định tại Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012.
Như vậy, để hoạt động phòng, chống rửa tiền được thực hiện một cách hiệu quả, Việt Nam cần có sự phối hợp, hỗ trợ với quốc tế. Trách nhiệm của những cơ quan nhà nước cũng được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?