Hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bao gồm nội dung nào?
- Nguyên tắc thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội như thế nào?
- Các Thứ trưởng có thẩm quyền như thế nào trong hoạt động đối ngoại của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
- Hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bao gồm nội dung nào?
Nguyên tắc thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội như thế nào?
Theo Điều 2 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1106/QĐ-LĐTBXH năm 2012 quy định như sau:
Nguyên tắc thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ
1. Bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh và bí mật quốc gia và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Nghiêm cấm thực hiện các hoạt động đối ngoại gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của Quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để mưu cầu lợi ích cá nhân.
2. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa và chủ động, tích cực, hiệu quả trong hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường sức mạnh và vị thế của Bộ, ngành trong cộng đồng quốc tế.
3. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Bộ trưởng trên cơ sở phân công, phân cấp, gắn quyền hạn với trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ (sau đây gọi tắt là các đơn vị).
4. Tôn trọng pháp luật và thông lệ quốc tế. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các quy định hoặc điều kiện của đối tác quốc tế với các quy định của pháp luật Việt Nam thì phải được đưa vào trong văn bản thỏa thuận và được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.
5. Bảo đảm các hoạt động đối ngoại của Bộ được triển khai theo chương trình và kế hoạch hàng năm và đột xuất; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định.
Theo đó, việc quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đảm bảo được những nguyên tắc quy định nêu trên.
Các Thứ trưởng có thẩm quyền như thế nào trong hoạt động đối ngoại của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
Theo Điều 5 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1106/QĐ-LĐTBXH năm 2012 quy định như sau:
Thẩm quyền của các Thứ trưởng trong hoạt động đối ngoại
1. Bộ trưởng phân công 01 đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực hợp tác quốc tế có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ theo kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của Bộ đã được phê duyệt.
2. Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực chuyên môn có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thực hiện các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực được phân công.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phân công 01 đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực hợp tác quốc tế có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ theo kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của Bộ đã được phê duyệt.
Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực chuyên môn có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thực hiện các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực được phân công.
Hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bao gồm nội dung nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bao gồm nội dung nào?
Theo Điều 3 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1106/QĐ-LĐTBXH năm 2012 quy định hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bao gồm nội dung sau:
Hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực quản lý của Bộ
1. Đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế, các dự án, chương trình, kế hoạch và hoạt động hợp tác quốc tế (sau đây gọi chung là văn kiện hợp tác quốc tế) theo thẩm quyền của Bộ hoặc được ủy quyền; góp ý và tham gia thực hiện các dự án hợp tác với nước ngoài có liên quan do các Bộ, ngành khác chủ trì;
2. Vận động nguồn lực, điều phối, thực hiện và đánh giá các hoạt động đối ngoại;
3. Tham gia các hiệp hội, tổ chức chuyên ngành quốc tế và khu vực với tư cách thành viên, cộng tác viên hoặc quan sát viên;
4. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, gặp gỡ, tiếp xúc có sự tham gia hoặc tài trợ của đối tác nước ngoài (sau đây gọi chung là hội nghị, hội thảo quốc tế) trong các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
5. Tiếp đón và làm việc với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức các đoàn của Bộ đi công tác, học tập, nghiên cứu, tham dự hội nghị, hội thảo, lập huấn ở nước ngoài (sau đây gọi chung là đoàn vào và đoàn ra);
6. Đề xuất các hình thức khen thưởng của Việt Nam và của Bộ cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi chung là các đối tác nước ngoài); tiếp nhận các hình thức khen thưởng của các đối tác nước ngoài cho các cá nhân và đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
7. Các hoạt động thông tin đối ngoại trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
8. Các hoạt động liên danh, liên kết với đối tác nước ngoài dưới danh nghĩa Bộ và các đơn vị;
9. Công tác văn thư đối ngoại;
10. Các hoạt động về lễ tân đối ngoại;
11. Các hoạt động nâng cao năng lực đối ngoại và hội nhập quốc tế về lao động và xã hội cho cán bộ của Bộ, ngành;
12. Các hoạt động khác về đối ngoại theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bao gồm nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?