Hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải theo nguyên tắc nào? Hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải có những nội dung gì?
Hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-BGTVT năm 2016, có quy định về nguyên tắc hoạt động đối ngoại như sau:
Nguyên tắc hoạt động đối ngoại
1. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại, nhằm thực hiện hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Bảo đảm tuân thủ các quy định của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động; đối ngoại; giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, giữ gìn bí mật và đảm bảo an ninh quốc gia.
3. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối ngoại được giao, bảo đảm sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống hình thức, lãng phí.
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động đối ngoại của của Bộ Giao thông vận tải theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại, nhằm thực hiện hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Bảo đảm tuân thủ các quy định của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động; đối ngoại; giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, giữ gìn bí mật và đảm bảo an ninh quốc gia.
- Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối ngoại được giao, bảo đảm sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống hình thức, lãng phí.
Hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải có những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-BGTVT năm 2016, có quy định về nội dung của hoạt động đối ngoại như sau:
Nội dung của hoạt động đối ngoại
Hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải bao gồm các nội dung sau:
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế;
2. Công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
3. Tổ chức đoàn ra, đoàn vào;
4. Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế;
5. Theo dõi, quản lý dự án, xúc tiến đầu tư nước ngoài;
6. Thông tin đối ngoại;
7. Khen thưởng đối ngoại;
8. Tiếp khách quốc tế, lễ tân đối ngoại;
9. Các hoạt động hợp tác quốc tế khác theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải có những nội dung sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế;
- Công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
- Tổ chức đoàn ra, đoàn vào;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế;
- Theo dõi, quản lý dự án, xúc tiến đầu tư nước ngoài;
- Thông tin đối ngoại;
- Khen thưởng đối ngoại;
- Tiếp khách quốc tế, lễ tân đối ngoại;
- Các hoạt động hợp tác quốc tế khác theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền quyết định những vấn đề nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-BGTVT năm 2016, có quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
1. Bộ trưởng quyết định những vấn đề sau:
a) Quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định các chủ trương, định hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải;
b) Ký hoặc trình cấp có thẩm quyền ký các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và chấp thuận để các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ ký các thỏa thuận quốc tế;
c) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
d) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ;
đ) Quyết định nhân sự thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ đi công tác nước ngoài;
e) Quyết định các vấn đề khác về đối ngoại theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng có thể ủy quyền cho Thứ trưởng hoặc Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện một hoặc một số việc quy định tại khoản 1 Điều này theo Quy chế làm việc của Bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền quyết định những vấn đề sau:
- Quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định các chủ trương, định hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải;
- Ký hoặc trình cấp có thẩm quyền ký các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và chấp thuận để các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ ký các thỏa thuận quốc tế;
- Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
- Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ;
- Quyết định nhân sự thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ đi công tác nước ngoài;
- Quyết định các vấn đề khác về đối ngoại theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?