Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I có bắt buộc phải có 2 giải thưởng diễn viên xuất sắc?
Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I có bắt buộc phải có 2 giải thưởng diễn viên xuất sắc?
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định về tiêu chuẩn đối với chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I như sau:
Diễn viên hạng I - Mã số: V.10.04.12
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh diễn viên hạng I.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
a) Nắm vững và thực hiện đúng quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, vận dụng có hiệu quả vào việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật; hiểu sâu đặc trưng, đặc Điểm các môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có năng lực chỉ đạo, khả năng nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp trong tổ chức các hoạt động chuyên môn;
đ) Có khả năng đề xuất giải pháp sáng tạo nghệ thuật;
e) Có ít nhất 02 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận.
Theo đó, yêu cầu có ít nhất 02 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận là tiêu chí bắt buộc đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức là diễn viên hạng I.
Tuy nhiên, theo quy định mới nhất tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL đã thay đổi quy định về tiêu chuẩn đối với chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I như sau:
Diễn viên hạng I - Mã số: V.10.04.12
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có tài năng nghệ thuật xuất sắc về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, vận dụng có hiệu quả vào việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật; hiểu sâu đặc trưng, đặc điểm các môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có năng lực chỉ đạo, khả năng nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp trong tổ chức các hoạt động chuyên môn;
đ) Có khả năng đề xuất giải pháp sáng tạo nghệ thuật.
Như vậy, quy định mới đã không còn yêu cầu viên chức giữ chức danh Diễn viên hạng I phải có ít nhất 02 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận.
Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I có bắt buộc phải có 2 giải thưởng diễn viên xuất sắc? (Hình từ Internet)
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định về yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I bao gồm:
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạn g;
- Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
+ Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II hoặc tương đương có ít nhất 02 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận hoặc có ít nhất 02 vai diễn, tiết mục được giải thưởng cao nhất trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc (hoặc cấp quốc gia).
+ Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật.
Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I có các nhiệm vụ sau:
- Đảm nhiệm những vai diễn chính, có diễn xuất nội tâm đa chiều, phức tạp của các chương trình, tác phẩm sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao; có quy mô lớn;
- Thể hiện ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật có những sáng tạo độc đáo cho những nhân vật chính được phân công đảm nhiệm và các nhân vật liên quan trên cơ sở ý tưởng của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc;
- Nghiên cứu sâu nội dung kịch bản, tác phẩm; thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện sâu sắc chân thực vai diễn, tiết mục;
- Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức theo sự phân công và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
- Tổng kết kinh nghiệm những vai diễn, tiết mục đã thực hiện; tham gia tổng kết đúc rút kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên môn.
Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?