Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đóng vai trò gì trong cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam?
Chức năng của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 516/QĐ-BCT năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Cục Quản lý và Phát triển thị trường.
Theo đó, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước là đơn vị thược Bộ Công thương.
Trong đó, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước trong những lĩnh vực về:
+ Quản lý nhà nước về thương mại, thị trường trong nước và giá theo quy định của pháp luật;
+ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước tổ chức thực thi pháp luật về:
++ Phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu;
++ Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ;
++ Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
++ Hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm;
++ Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đóng vai trò gì trong cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đóng vai trò gì trong cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam?
Căn cứ theo điểm 1.6 khoản 1 Điều 2 Quyết định 516/QĐ-BCT năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý và Phát triển thị trường như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
1.5. Tham mưu tổ chức công tác điều tiết lưu thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn và thúc đẩy thị trường trong nước phát triển bền vững; thực hiện nhiệm vụ thường trực Tổ điều hành thị trường trong nước; nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường - giá cả hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu.
1.6. Đầu mối của Bộ Công Thương trong công tác tổ chức triển khai các hoạt động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
1.7. Chủ trì, phối hợp triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan tại các chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình dân tộc thiểu số và miền núi,...) theo phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
1.8. Tham mưu xây dựng, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát cơ chế chính sách (bao gồm chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật,...) về phát triển hạ tầng thương mại theo quy định.
1.9. Quản lý an toàn thực phẩm đối với chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và các loại hình thương mại khác theo quy định của pháp luật.
1.10. Tổ chức hoặc phối hợp trong các hoạt động hợp tác quốc tế; phát triển hạ tầng thương mại biên giới; nghiên cứu khoa học; bảo vệ môi trường; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật và các hoạt động khác trong lĩnh vực thương mại và thị trường trong nước theo phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
1.11. Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động và thực hiện pháp luật về thương mại và thị trường trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
1.12. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị trong Bộ Công Thương thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, tổng hợp, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về thương mại và thị trường trong nước theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
1.13. Phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương về công tác phát triển thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và các nhiệm vụ khác nhằm phát triển thương mại và thị trường trong nước theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
...
Theo đó, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đóng vai trò là đầu mối của Bộ Công Thương trong công tác tổ chức triển khai các hoạt động thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Đơn vị nào thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước có con dấu riêng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 516/QĐ-BCT năm 2025 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý và Phát triển thị trường như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Các đơn vị thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước gồm:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Pháp chế;
c) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
d) Phòng Nghiệp vụ chống gian lận thương mại;
đ) Phòng Nghiệp vụ giám sát hoạt động thương mại điện tử;
e) Phòng Nghiệp vụ chống hàng giả;
g) Phòng Hạ tầng thương mại;
h) Phòng Dầu Khí;
i) Phòng Dự báo và Cân đối cung cầu;
k) Phòng Quản lý phương thức kinh doanh hiện đại;
l) Phòng Chiến lược và Chính sách phát triển thương mại trong nước.
Phòng Nghiệp vụ chống gian lận thương mại, Phòng Nghiệp vụ giám sát hoạt động thương mại điện tử, Phòng Nghiệp vụ chống hàng giả có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
...
Theo đó, các đơn vị thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật bao gồm:
+ Phòng Nghiệp vụ chống gian lận thương mại;
+ Phòng Nghiệp vụ giám sát hoạt động thương mại điện tử;
+ Phòng Nghiệp vụ chống hàng giả.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Môn toán học: Công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông lớp 9? 04 quan điểm xây dựng chương trình toán học?
- Sáp nhập xã: Điều tra viên bố trí ở Công an cấp xã được quy định thế nào sau sáp nhập theo Hướng dẫn 11?
- Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp đúng không? Tên giao dịch tiếng anh của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý?
- Thao tác lập luận bình luận là gì? Ví dụ về thao tác lập luận bình luận? Yêu cầu cần đạt môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông?
- Bộ phận Một cửa Cơ quan Bộ Xây dựng được kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính không?