Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại.
- Thử độ thấm
Thùng phải được thử ở nhiệt độ 313 K ± 2 K. Nhiên liệu thử là nhiên liệu chuẩn để thử khí thải do mô tô, xe máy hai bánh hoặc ba bánh gây ra.
Thùng được đổ nhiên liệu thử ở mức 50% dung tích danh định và cho phép để ở ngoài không khí ở nhiệt độ 313 K ± 2 K cho đến khi có một tổn hao khối lượng không đổi. Giai đoạn này phải được thực hiện ít nhất trong vòng 4 tuần (giai đoạn tiền trữ). Thùng được tháo hết nhiên liệu ra và sau đó lại được đổ nhiên liệu thử ở mức 50% dung tích danh định. Sau đó thùng được để trong các điều kiện nhiệt độ ổn định ở 313 K ± 2 K cho đến khi nhiên liệu trong thùng đạt được nhiệt độ thử nghiệm. Sau đó thùng được đậy kín. áp suất trong thùng tăng trong quá trình thử nghiệm có thể được bù. Tổn thất khối lượng do khuếch tán phải được xác định trong thời gian 8 tuần thử nghiệm. Khi thực hiện thử nghiệm có bù áp suất bên trong thì việc này phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm và tổn thất nhiên liệu do việc bù áp suất phải được tính đến khi xem xét tổn thất do khuếch tán.
- Thử độ chịu va đập
Thùng được đổ đến dung tích danh định bằng hỗn hợp của 50% nước với ethylen glycol hoặc bằng bất kỳ chất làm mát khác không ảnh hưởng đến vật liệu làm thùng, điểm nghiệm lạnh của nó thấp hơn 243 K ± 2 K. Nhiệt độ của các chất ở trong thùng trong quá trình thử phải là 253 K ± 5 K. Thùng được làm mát xuống nhiệt độ tương đương nhiệt độ môi trường xung quanh. Cũng có thể đổ vào thùng chất lỏng làm lạnh thích hợp miễn là thùng được để ở nhiệt độ thử ít nhất một giờ.
Một con lắc được dùng để thử nghiệm. Đầu va đập của con lắc phải có dạng hình chóp tam giác đều và có bán kính cong 3,0 mm ở các đỉnh và các mép. Với khối lượng 15 kg, năng lượng của con lắc có thể không nhỏ hơn 30,0 J.
Các điểm thử nghiệm trên thùng phải là những điểm dễ hư hỏng do lắp thùng và do vị trí của thùng trên xe.
- Thử độ bền cơ học
Thùng được đổ đầy tới dung tích danh định bằng chất lỏng thử là nước ở 326 K ± 2 K, áp suất tương đối bên trong không được nhỏ hơn 30 kPa. Khi thùng được thiết kế để chịu áp suất tương đối bên trong lớn hơn 15 kPa thì áp suất tương đối bên trong để thử phải bằng hai lần áp suất thiết kế đó. Thùng phải được đậy kín liên tục trong vòng 5 giờ.
- Thử tính chịu nhiên liệu
Sáu mẫu thử có độ dầy xấp xỉ nhau được lấy từ những mặt phẳng của thùng. Độ bền kéo và giới hạn đàn hồi được thiết lập ở 296 K ± 2 K với tốc độ dãn dài là 50 mm/phút. Những giá trị này được so sánh với độ bền kéo và các giá trị biến dạng đàn hồi ghi được thông qua các thử nghiệm tương tự bằng cách sử dụng thùng mà đã được chứa nhiên liệu trong giai đoạn tiền trữ.
- Thử tính chống cháy
Vật liệu làm thùng phải không cháy với tốc độ ngọn lửa lớn hơn 0,64 mm/giây trong thử nghiệm được nêu ở phụ lục A.
- Thử tính chống biến dạng ở nhiệt độ cao
Thùng được chứa nước ở 293 K ± 2 K ở mức 50% dung tích danh định của nó, sau đó được lưu giữ 1 giờ ở nhiệt độ môi trường là 343 K ± 2 K. Tiến hành kiểm tra sự biến dạng. Thiết bị thử phải tính đến các điều kiện lắp đặt.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung trong việc thử thùng bằng vật liệu phi kim loại theo TCVN 6954:2001 như thế nào?
Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 yêu cầu chung trong việc thử thùng bằng vật liệu phi kim loại như sau:
- Thùng phải được làm bằng vật liệu có cơ tính, hoá tính và đặc tính về nhiệt phù hợp với điều kiện sử dụng.
- Thùng và các bộ phận liền kề phải được thiết kế sao cho không tạo ra sự tích điện có thể gây ra đánh lửa giữa thùng và khung xe có thể làm cháy hỗn hợp không khí và nhiên liệu. Chú thích - Khung xe ở đây được hiểu là khung cơ sở (Chassis).
- Thùng phải được chế tạo để chịu được ăn mòn. Thùng phải chịu được thử nghiệm độ kín khít ở áp suất lớn gấp hai lần áp suất làm việc thông thường và trong mọi trường hợp, ít nhất phải bằng áp suất tuyệt đối 130 kPa. Bất kỳ một áp suất dư hay bất kỳ một áp suất nào vượt quá áp suất làm việc thông thường phải được giảm tự động bằng các cơ cấu thích hợp (các lỗ thoát, các van an toàn...). Các lỗ thông hơi phải được thiết kế sao cho loại bỏ được sự cố phát lửa có thể xảy ra. Nhiên liệu không được trào khỏi nắp phin lọc hoặc các cơ cấu xả áp để giảm áp suất dư dù thùng được để lật ngược; độ rò rỉ cho phép tối đa là 30 g/phút.
Yêu cầu cụ thể đối với thùng được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại theo TCVN 6954:2001 như thế nào?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 yêu cầu đối với thùng được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại như sau:
- Độ thấm
Khi chịu thử nghiệm theo 5.1, một lượng nhiên liệu trung bình lớn nhất 20 g có thể mất đi trong từng khoảng thời gian 24 giờ. Nếu các tổn thất do khuyếch tán lớn hơn thì tổn thất nhiên liệu phải được xác định ở nhiệt độ thử nghiệm 296 K ± 2 K, tất cả các điều kiện khác được duy trì (tiền trữ ở 313 K ± 2 K).
Tổn thất được xác định trong các điều kiện trên không được vượt quá 10 g trong từng khoảng thời gian 24 giờ.
- Độ chịu va đập
Khi chịu thử nghiệm theo 5.2, không được thấy rò rỉ chất lỏng sau một tác động lên một trong các điểm thử nghiệm.
- Độ bền cơ học
Thùng không được có bất kỳ một sự biến dạng nào có thể làm cho thùng không sử dụng được khi chịu thử nghiệm theo 5.3 (ví dụ: thùng bị thủng). Phải tính đến các điều kiện lắp cụ thể khi đánh giá sự biến dạng của thùng.
- Tính chịu nhiên liệu
Khi chịu thử nghiệm theo 5.4, sự khác nhau về độ bền kéo của các mẫu thử không được lớn hơn 25%.
- Tính chống cháy
Khi chịu thử nghiệm theo 5.5, vật liệu làm thùng không được bốc cháy.
- Tính chống biến dạng ở nhiệt độ cao
Khi chịu thử nghiệm theo 5.6, thùng không được biến dạng thành thùng hay rò rỉ. Sau khi thử thì thùng phải luôn luôn sử dụng được hoàn toàn dung tích của nó.
Tại tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 6954:2001 yêu cầu về việc lắp thùng và hệ thống cung cấp nhiên liệu như sau:
- Thùng
Hệ thống gá lắp thùng phải được thiết kế, chế tạo và lắp đặt sao cho có thể thực hiện được đầy đủ các chức năng trong mọi điều kiện chạy xe.
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu
Các bộ phận của hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ phải được bảo vệ hợp lý bởi một phần của khung xe hoặc thân xe để sao cho chúng không va vào vật cản trên mặt đất lúc xe chạy.
Các yêu cầu bảo vệ này sẽ không cần thiết nữa nếu các bộ phân của hệ thống cung cấp nhiên liệu, khi được đặt ở dưới xe, cao hơn phần khung hoặc thân xe được bố trí ở ngay phía trước chúng.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu phải được thiết kế, chế tạo và lắp đặt sao cho chịu được mọi ảnh hưởng của sự ăn mòn bên trong và bên ngoài. Không có chuyển động nào do xoắn, uốn và rung động của kết cấu, động cơ và bộ truyền động được phép tạo ra ma sát hay ứng suất một cách không bình thường đối với các bộ phân của hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?