Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002 : 2007 yêu cầu về điều kiện thu hoạch và xếp vào kho đối với dứa tươi?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002 : 2007 yêu cầu về điều kiện thu hoạch và xếp vào kho đối với dứa tươi? chị H.T - Hà Nội

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002 : 2007 yêu cầu về điều kiện thu hoạch và xếp vào kho đối với dứa tươi?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002 : 2007 yêu cầu về điều kiện thu hoạch và xếp vào kho đối với dứa tươi như sau:

* Giống dứa

Tiêu chuẩn này đề cập đến dứa quả tươi dùng để bảo quản và thuộc các nhóm cây trồng sau:

- Cayenne Lisse (loại và Hilo);

- Baronne de Rotschild;

- Queen (Natal Queen, Ripley Queen, Mac Gregor) Comte de Paris, Alexandra;

- Abacaxi (Sugarloaf, Eleuthera, Pernambuco);

- Red Spanish (Singapore, Spanish, Cabezona).

Danh mục này không bị hạn chế.

* Thu hoạch

Độ chín của dứa tươi phải được xác định theo điều kiện sinh lý của chúng 1) và số ngày từ thu hái đến khi bán cho người bán lẻ.

Thời gian thu hái được xác định là khi phần gốc quả chuyển từ màu xanh sang vàng hoặc nâu sáng. Quả có thể được thu hái để tiêu thụ ở dạng tươi trước khi diễn ra hiện tượng đổi màu rõ rệt.

Có hai độ chín để thu hoạch quả:

- độ chín 1: xanh;

- độ chín 2: chín.

* Đặc trưng chất lượng để bảo quản

Dứa phải nguyên vẹn, sạch và chắc, có ngọn và một phần cuống không có bao hoa, đẹp mã, có mắt phát triển đầy đủ.

Dứa không được rám nắng, nứt sâu dù đã lành hoặc nứt nông chưa lành.

Dứa không được có những rối loạn sinh lý hay những rối loạn không ra hoa, cũng như không được có các côn trùng nhìn thấy được (ví dụ, kiến…). Tuy nhiên những rệp cây (Dysmicoccus brevipes) không phá hại cây trồng ở các nước ôn đới được phép có với số lượng ít.

Dứa không được phép có những vết tổn thương chưa lành hay những vết dập mới vì dễ dẫn đến hư hỏng trong bảo quản.

Trên mặt cắt ngang của quả, phần thịt quả không được có nhiều vết nâu rộng xuất hiện xung quanh lõi.

Đối với các cây trồng ngoài nhóm “Queen” thì quả dứa không được có dạng “con nhím” nghĩa là có mặt dứa lồi lên.

Phần cuống dính vào quả phải có độ dài từ 10 mm đến 30 mm và mặt cắt của nó phải sạch và được sát trùng bằng một chất diệt nấm được chấp nhận (ví dụ bột chế phẩm từ axit benzoic). Các vết tổn thương nông ngang trên cuống cũng phải được sát trùng.

Dứa có thể được bảo quản không có hoặc bỏ bớt chồi ngọn miễn là gốc chồi trên quả không bị dập hay hư hỏng.

* Xếp vào kho

Quả phải đưa vào bảo quản càng nhanh càng tốt sau khi thu hoạch.

Thời gian giữa lúc cắt quả và đưa vào phòng lạnh hay phòng thông gió (phòng làm lạnh trước, khoang tàu, thùng chứa hàng…) nên dưới 24 giờ và trong mọi trường hợp không được vượt quá 48 giờ.

Sau khi thu hoạch và bao gói nếu phải đợi phương tiện chuyên chở đường bộ để đưa đến cảng lên tàu thì phải để dứa trong bóng mát và ở nơi thông gió tốt.

Ở cảng lên tàu phải giảm đến mức tối thiểu thời gian xe hoặc toa chứa phải chờ đợi trước khi xếp dứa xuống khoang tàu, phương tiện vận chuyển phải đỗ trong bóng mát.

Phương pháp bảo quản

Dứa tươi phải được bảo quản trong bao bì để không bị tổn thương hay dập do va chạm khi chuyên chở. Chúng thường được:

- Xếp ngang với các miếng bảo vệ trong các hòm gỗ, sọt nan hay hộp các tông; hoặc

- Xếp đứng trong các hộp cáctông bằng phương tiện thích hợp.

Dứa thuộc giống Cayenne lisse rất dễ bị dập, nên phải tránh tiếp xúc với vạch đứng của thùng.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002 : 2007 yêu cầu về điều kiện thu hoạch và xếp vào kho đối với dứa tươi?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002 : 2007 yêu cầu về điều kiện thu hoạch và xếp vào kho đối với dứa tươi? (Hình từ internet)

Yêu cầu đối với điều kiện bảo quản đối với dứa tươi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002 : 2007 ra sao?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002 : 2007 yêu cầu về điều kiện bảo quản và vận chuyển tối ưu đối với dứa tươi như sau:

Để xác định các yếu tố vật lý tác động tới việc bảo quản, xem TCVN 4885:2007 (ISO 2169:1981).

Bảo quản và chuyên chở lạnh đối với dứa tươi bao gồm hai giai đoạn: làm lạnh và giữ ở nhiệt độ bảo quản.

* Làm lạnh

Làm lạnh dứa cần phải tiến hành càng nhanh càng tốt. Điều đó có thể đạt được bằng cách:

- Một máy làm lạnh với công suất từ 800 W đến 930 W đối với một tấn dứa;

- Nhiệt độ của không khí lạnh khoảng 8 oC, không xuống dưới 8 oC;

- Tỷ số lưu thông không khí từ 80 đến 100;

- Xếp đầu các hòm chứa dứa gần nhau vừa đủ để tạo ra một luồng không khí cực đại thổi qua sản phẩm;

- Một hệ thống lưu thông không khí có hiệu quả (loại bỏ các luồng xoáy của không khí bên ngoài).

* Nhiệt độ

Sau khi làm lạnh, nhiệt độ bảo quản dứa phải theo độ chín của quả như sau:

Độ chín 1 (quả xanh): trên 10 oC cho 4 tuần đến 5 tuần

Độ chín 2 (quả chín): 5 oC đến 9 oC cho 4 tuần đến 5 tuần

Nhiệt độ đó là nhiệt độ của môi trường trong phòng kín, đo ở điểm lạnh nhất (không khí thoát ra từ máy làm lạnh).

Bất kỳ nhiệt độ cao hơn nào đều làm giảm thời gian bảo quản.

* Độ ẩm tương đối

Bề mặt của các bộ phận phát lạnh của máy làm lạnh không khí phải được thiết kế sao cho khi kết thúc làm lạnh dứa và nhiệt độ ổn định thì phải duy trì được độ ẩm tương đối từ 90% đến 95% ở điểm lạnh nhất của phòng làm lạnh.

* Lưu thông không khí

- Tỷ số lưu thông không khí

Nên có một tỷ số từ 80 đến 100 trong khi làm lạnh, có thể giảm đi một nửa trong khi chuyên chở sau khi kết thúc làm lạnh.

Nên dùng một hệ thống thông gió sao cho tạo ra dòng không khí đi lên hoặc đi xuống thẳng đứng liên tục với một sự phân bố đồng đều không khí trên bề mặt ra của đầu ống thông khí.

- Tần suất thay đổi không khí

Nên thay đổi không khí với tần suất một lần trong 1 giờ. Tần suất đó có thể giảm đi một nửa trong thời kỳ làm lạnh.

Thời hạn bảo quản dứa tươi là bao lâu?

Tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002 : 2007 yêu cầu về thời hạn bảo quản dứa tươi như sau:

Thời hạn bảo quản dứa phụ thuộc vào độ chín, thời gian từ 4 đến 5 tuần kể từ thời điểm thu hoạch.

Dứa tươi
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13048:2024 về kết cấu áo đường có sử dụng lớp hỗn hợp nhựa rỗng thoát nước ra sao?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dứa tươi
718 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dứa tươi Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dứa tươi Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào