Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử có phạm vi áp dụng ra sao?
Căn cứ Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017, phạm vi áp dụng của TCVN 11933:2017 là quy định các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong phân tích dấu ấn sinh học phân tử.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) sử dụng tài liệu viện dẫn gì?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017, các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng TCVN 11933:2017. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có), trong đó bao gồm:
- TCVN 10990 (ISO 13495), Thực phẩm - Nguyên tắc lựa chọn và tiêu chí đánh giá xác nhận các phương pháp nhận biết giống sử dụng axit nucleic đặc thù
- TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)
Một số thuật ngữ và định nghĩa tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 là gì?
Trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 10990 (ISO 13495), TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99) cùng với một số thuật ngữ và định nghĩa sau:
- Sai số tuyệt đối
Kết quả của một phép đo trừ đi giá trị thực của đại lượng đo
- Sự phù hợp
Sự giống nhau của các kết quả từ một phương pháp định lượng (nghĩa là cả dương tính lẫn âm tính) từ các mẫu giống nhau được phân tích trong cùng một phòng thử nghiệm trong các điều kiện lặp lại
- Độ chính xác
Độ chính xác của phép đo /Độ chính xác đo
Mức độ gần nhau giữa giá trị đại lượng đo được và giá trị đại lượng thực của đại lượng đo
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm 'độ chính xác đo' không phải là đại lượng và không cho biết trị số đại lượng. Phép đo được xem là chính xác hơn khi có sai số đo nhỏ hơn.
CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ "độ chính xác đo" không được sử dụng cho độ đúng đo và thuật ngữ độ chụm đo không được sử dụng cho 'độ chính xác đo', tuy nhiên, nó có liên quan với cả hai khái niệm này.
CHÚ THÍCH 3: 'Độ chính xác đo' đôi khi được hiểu là mức độ gần nhau giữa các giá trị đại lượng đo được đang quy cho đại lượng đo.
- Alen
Một trong vài dạng xen kẽ của một gen xuất hiện ở cùng một locus trên nhiễm sắc thể tương đồng và tách ra trong suốt quá trình phân bào và có thể kết hợp lại sau khi hợp nhất giao tử
- Cạnh tranh alen
Hiện tượng cạnh tranh dẫn đến khuếch đại ưu tiên một trình tự alen với alen khác trong mẫu dị hợp tử hoặc hỗn hợp trong quá trình áp dụng công nghệ khuếch đại axit nucleic bằng PCR
- Tần số alen
Số lần alen xuất hiện ở một locus cụ thể trong quần thể.
- Amplicon
Trình tự ADN được tạo ra bằng công nghệ khuếch đại ADN, như kỹ thuật PCR.
- Chất phân tích
Thành phần của hệ thống cần phân tích
CHÚ THÍCH 1: AOI là chất cần phân tích.
- Gắn mồi
Việc bắt cặp các sợi đơn axit nucleic bổ sung để tạo thành phân tử sợi kép
- Kháng thể
Protein (globulin miễn dịch) tạo thành và được tế bào lympho B tiết ra trong phản ứng với một phân tử được coi là ngoại lai (kháng nguyên) và có khả năng gắn kết với một kháng nguyên nhất định
CHÚ THÍCH 1: globulin miễn dịch là từ đồng nghĩa thông dụng của kháng thể.
- Tính chọn lọc của kháng thể
Khả năng của một kháng thể liên kết cụ thể với một yếu tố kháng nguyên (epitope) nhưng không liên kết với các cấu trúc tương tự trên đó hoặc với các kháng nguyên khác
- Kháng nguyên
Chất được coi là chất ngoại lai với hệ thống miễn dịch và tạo ra đáp ứng miễn dịch thông qua kích thích sản xuất kháng thể
- Khả năng áp dụng
Chất phân tích, nền mẫu và nồng độ mà phương pháp phân tích có thể được sử dụng một cách thích hợp
- Dải áp dụng; Dải định lượng; Dải tuyến tính; Dải động học
Các giới hạn trên và giới hạn dưới của phép định lượng được biểu thị bằng một dãy các mẫu chuẩn (hoặc các độ pha loãng) với mức phù hợp của độ chính xác và độ chụm
- Nền
Mức thực của tín hiệu phát sinh từ các thiết bị, thuốc thử và vật liệu được sử dụng trong phản ứng
- Đường nền
Mức phát hiện hoặc điểm mà tại đó phản ứng đạt được huỳnh quang hoặc cường độ tín hiệu trên mức nền
- Độ chệch; Độ chệch đo
Ước lượng của sai số đo hệ thống.
- Tính trạng có nguồn gốc công nghệ sinh học xem sinh vật biến đổi gen
- Thuốc thử hãm (liên kết)
Hợp chất được sử dụng để thấm vào các vị trí liên kết không đặc hiệu còn lại
- Hiệu chuẩn
Hoạt động, trong những điều kiện quy định, bước thứ nhất là thiết lập mối liên hệ giữa các giá trị đại lượng có độ không đảm bảo đo do chuẩn đo lường cung cấp và các số chỉ tương ứng với độ không đảm bảo đo kèm theo và bước thứ hai là sử dụng thông tin này thiết lập mối liên hệ để nhận được kết quả đo từ số chỉ.
CHÚ THÍCH 1: Hiệu chuẩn có thể diễn tả bằng một tuyên bố, hàm hiệu chuẩn, biểu đồ hiệu chuẩn, đường hiệu chuẩn hoặc bảng hiệu chuẩn. Trong một số trường hợp có thể bao gồm sự hiệu chính cộng hoặc nhân của số chỉ với độ không đảm bảo đo kèm theo.
CHÚ THÍCH 2: Không được nhầm lẫn hiệu chuẩn với hiệu chính hệ thống đo, thường gọi sai là "tự hiệu chuẩn", cũng knông được nhầm lẫn với kiểm định của hiệu chuẩn...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?