Cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Dân tộc và Tôn giáo được quy định thế nào? 13 đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
Cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Dân tộc và Tôn giáo được quy định thế nào? 13 đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 41/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, tại Nghị định 41/2025/NĐ-CP có quy định về 13 đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, cụ thể như sau:
(1) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(2) Vụ Tổ chức cán bộ.
(3) Vụ Pháp chế.
(4) Vụ Hợp tác quốc tế.
(5) Thanh tra.
(6) Văn phòng.
(7) Ban Tôn giáo Chính phủ.
(8) Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc, tôn giáo.
(9) Vụ Chính sách.
(10) Trung tâm Chuyển đổi số.
(11) Học viện Dân tộc.
(12) Báo Dân tộc và Phát triển.
(13) Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo.
Như vậy, các đơn vị quy định từ mục (1) đến mục (9) là các đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ mục (10) đến mục (13) là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Ban Tôn giáo Chính phủ là tổ chức cấp cục, cơ cấu tổ chức gồm 07 đơn vị cấp phòng; Văn phòng bộ, Thanh tra bộ có đơn vị cấp phòng theo quy định.
Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc, tôn giáo có 02 bộ phận đóng trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk và thành phố Cần Thơ.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ theo quy định.
Cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Dân tộc và Tôn giáo được quy định thế nào? 13 đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo? (Hình từ Internet)
Bộ Dân tộc và Tôn giáo có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định 41/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
14. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; quản lý, chỉ đạo hoặc tham gia thực hiện các chương trình, dự án do nước ngoài, tổ chức quốc tế tài trợ, đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của pháp luật.
15. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, bộ dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam.
16. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Bộ Dân tộc và Tôn giáo có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Bộ Dân tộc và Tôn giáo còn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Dân tộc và Tôn giáo có phải xây dựng dự toán ngân sách hàng năm hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 23 Điều 2 Nghị định 41/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
22. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng viên chức, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc bộ theo quy định.
23. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; phối hợp với Bộ Tài chính lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để trình Chính phủ; quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý ngân sách nhà nước, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Dân tộc và Tôn giáo có nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Dân tộc và Tôn giáo phải phối hợp với Bộ Tài chính lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để trình Chính phủ; quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý ngân sách nhà nước, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 5 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 5 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 5 5 - Lịch Vạn niên 2025?
- Có được bán đấu giá tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân không? Trường hợp không được bán đấu giá tài sản?
- Nguồn gốc của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có được tổ chức bắn pháo hoa hay không?
- Hạn ngạch khai thác tài nguyên nước là gì? Trường hợp nào cần phải điều chỉnh Hạn ngạch khai thác tài nguyên nước?
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực giảm nghèo hiện nay sau khi sáp nhập Bộ?