Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của TCCT, TCCT - xã hội ra nước ngoài ra sao?
Di vật, cổ vật là gì?
Căn cứ Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định khái niệm di vật, cổ vật như sau:
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của TCCT, TCCT - xã hội ra nước ngoài ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ra nước ngoài ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Phần II thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 945/QÐ-BVHTTDL 2024, thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ra nước ngoài như sau:
* Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
* Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp, gửi qua bưu chính đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài Tải;
(2) Giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ;
(3) 01 bộ hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Di sản văn hóa.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài
Tải mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài: Tải
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
Xử lý, bảo quản di vật khảo cổ theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 20 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định việc chỉnh lý, bảo quản di vật khảo cổ sau thăm dò, khai quật như sau:
Chỉnh lý, bảo quản di vật khảo cổ sau thăm dò, khai quật
Sau khi kết thúc thăm dò, khai quật khảo cổ, tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý, bảo quản di vật khảo cổ đã được thăm dò, khai quật. Di vật khảo cổ được xử lý, bảo quản theo nguyên tắc sau đây:
1. Kiểm kê, chỉnh lý và phân loại theo các tiêu chí khoa học;
2. Làm sạch và tiến hành các biện pháp bảo quản thích hợp đối với những di vật khảo cổ, đặc biệt là các di vật khảo cổ được làm từ chất liệu dễ hư hỏng;
3. Phân tích, thẩm định mẫu di vật khảo cổ;
Trường hợp gửi các mẫu đi nước ngoài để xác định niên đại, giá trị thì thực hiện theo quy định tại các Điều 43, Điều 44 Luật Di sản văn hóa và Điều 24 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP;
4. Gắn chắp, phục dựng những di vật khảo cổ bị vỡ khi đủ căn cứ khoa học;
5. Lập hồ sơ khoa học cho các di vật khảo cổ.
Theo đó, sau khi kết thúc thăm dò, khai quật khảo cổ, tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý, bảo quản di vật khảo cổ đã được thăm dò, khai quật. Di vật khảo cổ được xử lý, bảo quản theo nguyên tắc sau đây:
- Kiểm kê, chỉnh lý và phân loại theo các tiêu chí khoa học;
- Làm sạch và tiến hành các biện pháp bảo quản thích hợp đối với những di vật khảo cổ, đặc biệt là các di vật khảo cổ được làm từ chất liệu dễ hư hỏng;
- Phân tích, thẩm định mẫu di vật khảo cổ;
Trường hợp gửi các mẫu đi nước ngoài để xác định niên đại, giá trị thì thực hiện theo quy định tại các Điều 43 Luật Di sản văn hóa 2001 và Điều 44 Luật Di sản văn hóa 2001 và Điều 24 Nghị định 92/2002/NĐ-CP (hiện nay nội dung này đã được thay thế bởi Điều 20 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa sửa đổi)
- Gắn chắp, phục dựng những di vật khảo cổ bị vỡ khi đủ căn cứ khoa học;
- Lập hồ sơ khoa học cho các di vật khảo cổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?