TCVN 14149:2024 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan vụt vữa vào nền đất để chống thấm thế nào?

TCVN 14149:2024 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan vụt vữa vào nền đất để chống thấm thế nào?

TCVN 14149:2024 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan vụt vữa vào nền đất để chống thấm thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14149:2024 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan vụt vữa vào nền đất để chống thấm (Hydraulic structures - Technical requirements for construction and acceptance for injecting grout into soil foundation to reduce permeability)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14149:2024 quy định các yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan phụt vữa vào nền đất để chống thấm cho công trình thuỷ lợi. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14149:2024 cũng có thể áp dụng chống thấm cho các công trình có điều kiện làm việc tương tự.

Thi công khoan phụt vữa theo tiêu chuẩn này để chống thấm cho nền đất có hệ số thấm nhỏ hơn 1.10-1 cm/s (K ≤ 1.10-1 cm/s). Tùy theo mức độ lỗ rỗng để sử dụng vữa có nồng độ phù hợp, có thể thêm các phụ gia để tăng độ linh động của vữa.

TCVN 14149:2024 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan vụt vữa vào nền đất để chống thấm thế nào?

TCVN 14149:2024 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan vụt vữa vào nền đất để chống thấm thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định chung về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan vụt vữa vào nền đất để chống thấm thế nào?

Quy định chung về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan vụt vữa vào nền đất để chống thấm được quy định tại Phần 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14149:2024 như sau:

(1) Chiều dày màn khoan phụt chống thẩm được quyết định bởi yêu cầu chống thấm và gradien tới hạn trung bình (hoặc gradien thủy lực) không xói ngầm [J] của nền theo Điều 2 TCVN 4253 và Điều 9; Điều 11 TCVN 8216. Màn khoan phụt chống thấm được thiết kế theo Điều 5 TCVN 8645.

(2) Thiết kế thành phần vữa chống thấm để khoan phụt phải quy định thành phần và tỷ lệ trộn vữa phù hợp; quy trình phụt tối ưu để đảm bảo vữa xâm nhập nhiều nhất vào các lỗ rỗng trong môi trường đất thông qua lượng ăn vữa thiết kế; phải đảm bảo thành phần hóa học của nước dưới đất không ảnh hưởng bất lợi đến quá trình ninh kết của vữa phụt và màn chống thấm không bị xói ngầm.

(3) Ngoài các thiết bị thi công chủ yếu như máy khoan, máy bơm áp lực để đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng và tiến độ thì cần thiết phải có các thiết bị sau:

- Thiết bị ghi tự động có màn hình để theo dõi, điều chỉnh và ghi lại lưu lượng dẫn vữa, tổng lưu lượng vữa đi và áp lực trong quá trình thi công phụt vữa.

- Trạm trộn vữa: Khi thi công khoan phụt cho màn chống thấm có chiều dài lớn (như cả chiều dài đập), cần phải có trạm trộn để đảm bảo cấp vữa kịp cho nhiều hố khoan phụt thi công đồng thời.

(4) Trong quá trình phụt phải điều chỉnh áp lực phụt và lưu lượng của vữa để đạt mục tiêu lượng ăn vữa theo quy định của thiết kế nhưng không gây ảnh hưởng bất lợi đến bản thân công trình và các công trình lân cận.

(5) Hiện nay đang sử dụng phổ biến 2 phương pháp phụt vữa cho nền đất, đó là phương pháp phụt vữa qua ống manchette và phương pháp phụt vữa đặt nút cố định ở miệng lỗ khoan.

Thiết kế tổ chức thi công mạng lưới khoan phụt thế nào?

Thiết kế tổ chức thi công mạng lưới khoan phụt được quy định tại tiết 5.2.1.2 tiểu mục 5.2.1 Mục 5.2 Phần 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14149:2024 như sau:

Mật độ khoan phụt

(1) Số hàng khoan phụt tối thiểu là 3 hàng (vì cần có hai hàng chặn phía thượng lưu và hạ lưu). Khi khoan phụt trong tầng cát cuội sỏi, số hàng khoan phụt tối thiểu là 5 hàng, hai hàng biên thượng, hạ lưu là các hàng chặn tạo biên màn chống thấm, hai hàng kế tiếp vừa tạo vách vừa chống thấm, hàng tim để phụt no vữa cho màn chống thấm.

(2) Khoảng cách giữa các hàng thường từ (1,5 đến 2,5) m và giữa các hố trên cùng một hàng thường từ (2,5 đến 3,0) m, các hố khoan phụt trên các hàng phải được bố trí so le cách đều. Hàng biên phía hạ lưu được khoan phụt trước (để các hàng còn lại được khoan phụt trong môi trường nước tĩnh), tiếp đến là hàng biên phía thượng lưu (để tạo thành vách thượng hạ lưu màn chống thấm) và sau cùng là các hàng lấp đầy.

(3) Các hố trên cùng một hàng được thực hiện phụt theo 03 đợt, trong đó đợt 1 các hố cách nhau 03 hố, đợt 2 nằm giữa các hố đợt 1, đợt 3 nằm giữa các hố đã phụt trong 2 đợt trước. Phần chống lấn vữa xâm nhập vào môi trường đất của hai lỗ khoan phụt kề nhau thông thường bằng 1/3 bán kính lan truyền vữa (R).

(4) Đối với màn chống thấm có độ sâu tương đối lớn, tùy thuộc gradient thấm trong nền có thể thiết kế các độ dày khác nhau theo chiều sâu, căn cứ vào bề rộng thiết kế màn chống thấm để bổ sung thêm các hàng thượng và hạ lưu.

(5) Số hàng khoan phụt; khoảng cách giữa các hàng; khoảng cách giữa các hố trên cùng một hàng, chiều dài đoạn phụt phải được tính toán khi thiết kế và khẳng định thông qua phụt thử nghiệm.

Độ sâu khoan phụt

(1) Phải khoan phụt qua đáy chống thấm thiết kế ít nhất từ (1 đến 2) m. Trường hợp phía dưới tầng đất cần khoan phụt là tầng đá nứt nẻ cũng cần khoan phụt chống thấm thì khoan phụt chống thấm cho tầng đất trước, khoan phụt chống thấm cho tầng đá nứt nẻ sau. Khi thiết kế cần tính toán tận dụng vị trí các ống manchette để khoan xuống nền đá phụt vữa xi măng.

(2) Đối với màn chống thấm gồm nhiều hàng khoan phụt, độ sâu hàng giữa tim màn chống thấm xác định như quy định ở trên. Độ sâu các hàng còn lại giảm dần về hai phía thượng hạ lưu. Qua mỗi hàng giảm một giá trị đúng bằng khoảng cách giữa hai hàng liên tiếp và cứ thế cho đến hết nhưng độ sâu hàng biên không được nhỏ hơn từ (10 đến 15) % độ sâu màn chống thấm.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 14149:2024 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan vụt vữa vào nền đất để chống thấm thế nào?
Pháp luật
TCVN 12371-2-13:2024 về hóa chất của quy trình giám định vi khuẩn, virus, Phytoplasma gây hại thực vật ra sao?
Pháp luật
06 hạng sản xuất theo mức độ nguy hiểm về cháy nổ của công nghệ sản xuất theo TCVN 2622:1995 được quy định thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-8:2024 về Xác định độ chịu sốc nhiệt của vật liệu chịu lửa không định hình?
Pháp luật
TCVN 13526:2024 ISO 13344:2015 về thiết bị đánh giá tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13947:2024 về nguyên vật liệu chế tạo xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate như nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13945:2024 về độ chống trơn và độ chống trượt của tấm đá tự nhiên lát ngoài trời như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13048:2024 về kết cấu áo đường có sử dụng lớp hỗn hợp nhựa rỗng thoát nước ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
25 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình thủy lợi Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào