Phương thức tuyển sinh Bách khoa Hà Nội 2025? Cách tính điểm xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2025?

Phương thức tuyển sinh Bách khoa Hà Nội 2025? Cách tính điểm xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2025?

Phương thức tuyển sinh Bách khoa Hà Nội 2025? Cách tính điểm xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2025?

Vừa qua, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố Phương án tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025, dự kiến tuyển 9.680 sinh viên dựa trên 3 phương thức, tăng khả năng trúng tuyển cho các thí sinh mong muốn trở thành sinh viên Nhà trường.

Năm nay, Bách khoa Hà Nội xét bổ sung tổ hợp K01 theo điểm thi tốt nghiệp THPT dùng chung cho tất cả các ngành và mở thêm 1 ngành mới.

Cụ thể, 03 phương thức tuyển sinh Bách khoa Hà Nội 2025 như sau:

1) Phương thức xét tuyển tài năng (XTTN): ≈20%

Phương thức xét tuyển tài năng bao gồm các phương thức sau:

+ Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế;

+ Xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.

2) Phương thức xét tuyển theo điểm thi Đánh giá tư duy (ĐGTD): ≈40%

- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;

- Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm TSA do ĐHBK Hà Nội quy định (thông báo sau).

3) Phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 (THPT): ≈40%

- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức;

- Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm sàn do ĐHBK Hà Nội quy định (thông báo sau);

- Giữ nguyên 10 tổ hợp xét tuyển và môn chính theo các năm trước bao gồm: A00, A01, A02, B00, D01, D04, D07, D26, D28 và D29;

- Bổ sung 1 tổ hợp mới K01 bao gồm các môn: Toán, Ngữ văn, Lý/Hóa/Sinh/Tin. Trong đó Toán, Ngữ văn là 2 môn bắt buộc, kết hợp với 1 trong 4 môn Lý hoặc Hóa hoặc Sinh hoặc Tin có nhân hệ số. Công thức tính điểm xét tuyển đối với tổ hợp K01 như sau:

Các tổ hợp xét tuyển được tính tương đương nhau.

Lưu ý: Quy định về Ngoại ngữ khi tuyển sinh Bách khoa Hà Nội 2025 như sau:

- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh VSTEP hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (đăng ký xác thực trên hệ thống, Bảng 1) có thể quy đổi thành điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT (tổ hợp A01, D01, D04, D07) và cộng điểm thưởng khi xét tuyển theo phương thức XTTN (diện 1.2, 1.3), xét tuyển theo điểm thi ĐGTD (Bảng 2).

- Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh (Mục B1 bảng 3), các chương trình FL1 (Tiếng Anh KHKT và Công nghệ), FL3 (Tiếng Trung KH&CN), ngoài các điều kiện cần thiết (theo các phương thức tuyển sinh), thí sinh cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh hoặc Ngoại ngữ tương đương như sau:

+ Có chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B1 trở lên;

+ Có chứng chỉ IELTS (academic) đạt 5.0 trở lên hoặc tương đương;

+ Có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 môn tiếng Anh đạt từ 6.5 điểm trở lên.

- Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bao gồm TROY-BA, TROY-IT, FL2 (Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế), ngoài các điều kiện cần thiết (theo các phương thức tuyển sinh), thí sinh cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh như sau:

+ Có chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B2 trở lên;

+ Có chứng chỉ IELTS (academic) đạt 5.5 trở lên hoặc tương đương.

Trên đây là Phương thức tuyển sinh Bách khoa Hà Nội 2025? Cách tính điểm xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2025?

Phương thức tuyển sinh Bách khoa Hà Nội 2025? Cách tính điểm xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2025?

Phương thức tuyển sinh Bách khoa Hà Nội 2025? Cách tính điểm xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2025? (Hình từ Internet)

Chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo hệ Đại học phải đảm bảo điều gì?

Chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo hệ Đại học được quy định tại Điều 34 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 19 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, cụ thể như sau:

- Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo ngành, nhóm ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với các điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp của cơ sở giáo dục đại học và các điều kiện bảo đảm chất lượng khác;

- Cơ sở giáo dục đại học tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh; công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp; bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đã công bố;

- Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học là gì?

Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học được quy định tại Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:

- Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

- Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.

Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.

- Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.

- Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.

- Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.

- Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.

- Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.

Tuyển sinh Đại học
Đại học Bách khoa Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chỉ tiêu tuyển sinh hệ dân sự 13 trường quân đội năm 2025? Tuyển sinh hệ dân sự các trường quân đội năm 2025?
Pháp luật
Chỉ tiêu tuyển sinh Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy 2025? Đại học PCCC tuyển sinh năm 2025?
Pháp luật
Chỉ tiêu tuyển sinh vào đại học, trung cấp, văn bằng 2 tuyển mới các trường CAND năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Phương thức xét tuyển UEH 2025 Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh? Chỉ tiêu tuyển sinh UEH 2025?
Pháp luật
Phương thức tuyển sinh Bách khoa Hà Nội 2025? Cách tính điểm xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2025?
Pháp luật
Phương thức tuyển sinh Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2025? 04 ngành mới Trường Đại học Ngân hàng TP HCM 2025?
Pháp luật
Lịch thi tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 2025? Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức tuyển sinh 2025 độc lập?
Pháp luật
Phương thức và tiêu chí tuyển sinh 2025 USTH Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội? Lịch tuyển sinh?
Pháp luật
Phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh Trường Đại học Giao thông vận tải 2025 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Danh sách các trường xét học bạ 2025 mới nhất? Các trường xét học bạ 2025 TPHCM, Hà Nội? Lịch thi THPT Quốc gia 2025 dự kiến?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tuyển sinh Đại học
36 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tuyển sinh Đại học Đại học Bách khoa Hà Nội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tuyển sinh Đại học Xem toàn bộ văn bản về Đại học Bách khoa Hà Nội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào