Phương thức tuyển sinh trường Đại học Y Hà Nội 2025? Điểm chuẩn trường Đại học Y Hà Nội 2024 thế nào?
Phương thức tuyển sinh trường Đại học Y Hà Nội 2025?
Năm 2025, Trường Đại học Y Hà Nội dự kiến cơ bản giữ vững ổn định các phương thức tuyển sinh so với năm trước, gồm:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Trường đại học Y Hà Nội
- Phương thức 2: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT
- Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế
- Phương thức 4: Xét dựa vào điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA).
Trên đây là phương thức tuyển sinh trường Đại học Y Hà Nội 2025.
Phương thức tuyển sinh trường Đại học Y Hà Nội 2025? Điểm chuẩn trường Đại học Y Hà Nội 2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Điểm chuẩn trường Đại học Y Hà Nội 2024 thế nào?
Điểm chuẩn trường Đại học Y Hà Nội 2024 như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh Đại học 2025 là gì?
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh Đại học 2025 được quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
(1) Công bằng đối với thí sinh
- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
(3) Minh bạch đối với xã hội
- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Phương thức tuyển sinh trường Đại học Y Hà Nội 2025? Điểm chuẩn trường Đại học Y Hà Nội 2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm những gì?
Cơ cấu tổ chức của trường đại học được quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức của trường đại học
1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
a) Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường);
b) Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học);
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học, mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của trường đại học như sau:
- Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường);
- Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học);
- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
- Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
- Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học, mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ năm 2025 chạy xe gắn máy đổ dầu nhờn gây trơn trượt trên đường bị phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Giờ hoàng đạo mùng 2 tháng 3 năm 2025 tài lộc suôn sẻ? Mùng 2 tháng 3 năm 2025 tốt hay xấu? Văn khấn mùng 2 tháng 3?
- Bài cúng cô hồn mùng 2 tháng 3 âm lịch 2025? Văn khấn cúng mùng 2 tháng 3 âm lịch 2025 ngoài trời? Mâm cúng mùng 2?
- Kiện toàn bộ máy sau sáp nhập tỉnh, xã dự kiến ra sao? Nguyên tắc tổ chức và sắp xếp bộ máy sau sáp nhập là gì?
- Nghị định 33 về cán bộ công chức cấp xã: chức vụ, chức danh, số lượng cán bộ công chức cấp xã?