NHNN phải báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 9/2023? Trách nhiệm của NHNN tại Nghị quyết 144 ra sao?
NHNN phải báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 9/2023?
Ngày 10/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023.
Tại khoản d tiểu mục 4 Mục I Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023, Chính phủ có nêu trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đối với xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, trong đó có đề cập về Ngân hàng SCB (Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn) như sau:
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023
...
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
...
d) Tập trung xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, báo cáo các cấp có thẩm quyền trong tháng 9 năm 2023. Giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9 năm 2023 phương án xử lý Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, không để chậm trễ hơn nữa.
Như vậy, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện báo cáo về phương án xử lý Ngân hàng SCB.
Việc báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB phải được thực hiện trong trong tháng 9/2023, không để chậm trễ hơn nữa.
NHNN phải báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB trong 9/2023? Trách nhiệm của NHNN tại Nghị quyết 144 ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của NHNN tại Nghị quyết 144/NQ-CP 2023 ra sao?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục I Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023 như sau:
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023
...
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Theo dõi sát tình hình, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để ưu tiên hơn nữa cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội.
b) Điều hành tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên; khẩn trương hoàn thiện theo thẩm quyền các quy định, chính sách tín dụng, điều kiện cho vay với thủ tục thông thoáng, thuận tiện, khả thi, hợp lý hơn, tăng mạnh khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế, góp phần hạn chế “tín dụng đen”. Tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; theo dõi việc triển khai thực hiện Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, Thông tư số 03/2023/TT-NHNN để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh (nếu có).
c) Có giải pháp tiếp tục đẩy mạnh giải ngân các gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Khẩn trương xem xét, điều chỉnh phù hợp theo thẩm quyền hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản khác nhau; rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ.
d) Tập trung xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, báo cáo các cấp có thẩm quyền trong tháng 9 năm 2023. Giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9 năm 2023 phương án xử lý Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, không để chậm trễ hơn nữa.
đ) Phối hợp với Bộ Công an trong việc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Đề án 06 để có cơ chế, chính sách cho vay tín chấp phù hợp, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.
Như vậy, trong tháng 9 và quý 4 năm 2023, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tập trung thực hiện các nội dung nêu trên.
Tình hình kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm tại Nghị quyết 144/NQ-CP 2023 ra sao?
Căn cứ Mục I Nghị quyết 144/NQ-CP 2023, tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm 2023 được nêu như sau:
- Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục xu hướng giảm, tháng 8 tăng 2,96%, bình quân 8 tháng tăng 3,1%.
- Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm; điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.
- Thu ngân sách nhà nước 08 tháng bằng 69,4% dự toán, bảo đảm cho các nhiệm vụ chi. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt. Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8 tăng 8,8% so với tháng trước, tính chung 8 tháng xuất siêu ước đạt 19,9 tỷ USD.
- Khu vực dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng; tính chung 8 tháng tăng 10%; lượng khách du lịch tăng cao, trong đó khách nội địa ước đạt 86 triệu lượt người, khách quốc tế đến Việt Nam 8 tháng ước đạt 7,8 triệu lượt người, gấp 5,4 lần cùng kỳ.
- Tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2%; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 13,1 tỷ USD, tăng 1,3% so cùng kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?