Người lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ thêm 0,4 hoặc 0,2 tháng lương tối thiểu vùng bình quân cho mỗi năm đóng BHXH?

Người lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ thêm 0,4 hoặc 0,2 tháng lương tối thiểu vùng bình quân cho mỗi năm đóng BHXH? - Câu hỏi của chú Bình từ Đồng Nai.

Người lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ thêm 0,4 hoặc 0,2 tháng lương tối thiểu vùng bình quân cho mỗi năm đóng BHXH?

Ngày 29/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 97/2022/NĐ-CP về việc quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CPđiểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định thì gười lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ thêm 0,4 hoặc 0,2 tháng lương tối thiểu vùng bình quân cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội.

So sánh với quy định trước đây về chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu tại Nghị định 63/2015/NĐ-CP thì khoản hỗ trợ thêm này được tính từ hệ số nhân với mức lương cơ sở.

Theo quy định mới tại Nghị định 97/2022/NĐ-CP đã sửa đổi cách tính tiền hỗ trợ thêm cho người lao động dôi dư từ hệ số nhân với mức lương cơ sở, sang hệ số nhân với mức lương tối thiểu vùng tính bình quân của tất cả các vùng. Lý do của việc này được cơ quan có thẩm quyền giải thích là nhằm thực hiện triển Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương nếu bãi bỏ mức lương cơ sở.

Người lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ thêm 0,4 hoặc 0,2 tháng lương tối thiểu vùng bình quân cho mỗi năm đóng BHXH?

Người lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ thêm 0,4 hoặc 0,2 tháng lương tối thiểu vùng bình quân cho mỗi năm đóng BHXH?

Cách xác định thời gian làm việc là căn cứ tính khoản hỗ trợ thêm cho người lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
1. Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định này là thời gian tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
3. Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định này là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại. Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
4. Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định này được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Theo đó, đối với khoản hỗ trợ thêm cho người lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi khi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại được xác định theo thời gian tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Người lao động dôi dư trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 97/2022/NĐ-CP là ai?

Người lao động dôi dư do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại được hưởng chính sách hỗ trợ được quy định tại Điều 2 Nghị định 97/2022/NĐ-CP, bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định 97/2022/NĐ-CP trước ngày 21 tháng 4 năm 1998, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm; làm việc ở doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm và không được giao khoán đất, giao khoán rừng;

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 97/2022/NĐ-CP trước ngày 26 tháng 4 năm 2002;

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm;

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau;

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, được doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác và làm việc chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp đó.

Cụ thể bao gồm: người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định 97/2022/NĐ-CP, tại thời điểm sắp xếp lại, hết thời hạn ủy quyền mà doanh nghiệp không bố trí được việc làm; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 97/2022/NĐ-CP.

Nghị định 97/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2023.

Nghỉ hưu trước tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người lao động 47 tuổi bị suy giảm 70% được nghỉ hưu trước tuổi không?
Pháp luật
Tải về mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi? 05 nguyên tắc tinh giản biên chế khi thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi?
Pháp luật
Chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nghỉ hưu non là gì? Người lao động nghỉ hưu non thì có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần hay không?
Pháp luật
Người lao động được nghỉ hưu sớm hơn tuổi nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu % trở lên?
Pháp luật
Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi năm 2024 do tinh giản biên chế có được hưởng Chính sách, chế độ cho người nghỉ hưu không?
Pháp luật
Danh mục vùng được nghỉ hưu trước tuổi trong điều kiện bình thường năm 2024? Tuổi nghỉ hưu năm 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi của lao động nữ trong điều kiện bình thường bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên?
Pháp luật
Người lao động làm việc tại huyện Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ lương hưu không?
Pháp luật
Nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ 2% mức lương hưu mỗi năm? Tỷ lệ hưởng lương hưu hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Chế độ cho người nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế năm 2024 được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ hưu trước tuổi
2,281 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ hưu trước tuổi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ hưu trước tuổi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào