Kháng nghị hàng hải có thể lập bằng tiếng anh không? Chính sách của Nhà nước về phát triển hàng hải?
Kháng nghị hàng hải có thể lập bằng tiếng anh không?
Căn cứ Điều 118 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định kháng nghị hàng hải như sau:
Kháng nghị hàng hải
1. Kháng nghị hàng hải là văn bản do thuyền trưởng lập, công bố hoàn cảnh tàu biển gặp phải và những biện pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh đó, hạn chế tổn thất xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu và những người có liên quan.
2. Khi tàu biển, người hoặc hàng hóa vận chuyển trên tàu bị tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất do gặp tai nạn, sự cố thì thuyền trưởng phải lập kháng nghị hàng hải và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này để xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại nước ngoài là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu biển hoạt động.
4. Kháng nghị hàng hải được lập, xác nhận bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; trường hợp kháng nghị hàng hải được lập bằng tiếng Anh thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải, thuyền trưởng phải trình kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt.
...
Như vậy, kháng nghị hàng hải có thể được lập, xác nhận bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Trường hợp kháng nghị hàng hải được lập bằng tiếng Anh thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải, thuyền trưởng phải trình kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt.
Kháng nghị hàng hải có thể lập bằng tiếng anh không? Chính sách của Nhà nước về phát triển hàng hải? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của thuyền trưởng có được miễn trừ khi kháng nghị hàng hải được xác nhận không?
Căn cứ Điều 119 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định giá trị pháp lý của kháng nghị hàng hải như sau:
Giá trị pháp lý của kháng nghị hàng hải
1. Kháng nghị hàng hải được xác nhận theo quy định của Bộ luật này có giá trị chứng cứ khi giải quyết tranh chấp có liên quan.
2. Kháng nghị hàng hải đã được xác nhận không miễn trừ trách nhiệm của thuyền trưởng đối với sự kiện có liên quan.
Theo đó, kháng nghị hàng hải đã được xác nhận không miễn trừ trách nhiệm của thuyền trưởng đối với sự kiện có liên quan.
Lưu ý: Căn cứ Điều 120 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thời hạn trình kháng nghị hàng hải được quy định như sau:
- Nếu tai nạn, sự cố xảy ra trong khi tàu hành trình trên biển thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận chậm nhất 24 giờ kể từ khi tàu ghé vào cảng biển đầu tiên.
- Nếu tai nạn, sự cố xảy ra tại cảng biển Việt Nam thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận chậm nhất 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, sự cố đó.
- Nếu tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong hầm hàng thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi mở nắp hầm hàng.
- Nếu không thể trình kháng nghị hàng hải quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 120 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì trong kháng nghị hàng hải phải ghi rõ lý do.
Chính sách của Nhà nước về phát triển hàng hải được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định chính sách của Nhà nước về phát triển hàng hải như sau:
- Nhà nước có chính sách phát triển hàng hải phục vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ tổ quốc.
- Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải thông qua chính sách ưu tiên trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn; thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải.
- Ưu tiên phát triển đội tàu vận tải biển thông qua chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất vay vốn trong đầu tư phát triển đội tàu và trong hoạt động vận tải biển.
- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực hàng hải; phát triển đội ngũ thuyền viên đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế thông qua các chính sách về đào tạo, huấn luyện thuyền viên; tiêu chuẩn, chế độ lao động của thuyền viên.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc tham gia các tổ chức quốc tế về hàng hải, ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về hàng hải.
- Khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao các ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực hàng hải.
- Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển đội tàu biển, cảng biển, công nghiệp tàu thủy; tham gia cung cấp dịch vụ công ích trong lĩnh vực hàng hải và thực hiện các hoạt động hàng hải khác theo quy định tại Việt Nam.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kháng nghị hàng hải có thể lập bằng tiếng anh không? Chính sách của Nhà nước về phát triển hàng hải?
- Bán tài sản công phải thực hiện công khai theo hình thức đấu giá đúng không? Hình thức khai thác nguồn lực tài chính tài sản công?
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định Tòa án có thẩm quyền bắt giữ tàu biển trong trường hợp nào?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như thế nào về việc quản lý và hỗ trợ người học theo quy định mới?
- Mẫu số 9C hồ sơ mời sơ tuyển cung cấp hàng hóa và xây lắp qua mạng theo Thông tư 22? Tải về Mẫu số 9C?