Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 6 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực phát triển nông thôn sau khi sáp nhập Bộ?
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 6 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực phát triển nông thôn sau khi sáp nhập Bộ?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 2 Nghị định 35/2025/NĐ-CP có quy định về 6 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về lĩnh vực phát triển nông thôn sau khi sáp nhập Bộ như sau:
(1) Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nông thôn trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ; tổ chức triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình hành động không còn nạn đói ở Việt Nam theo phân công của Chính phủ;
(2) Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, chương trình tổng thể phát triển nông thôn; chiến lược phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp; ban hành các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề;
(3) Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chương trình, cơ chế, chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp; ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ tổ chức sản xuất, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn theo quy định pháp luật;
(4) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bố trí dân cư, di dân tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện; bố trí ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, vùng nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu, di cư tự do, vùng xung yếu, rất xung yếu của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác định canh, bố trí dân cư trong nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
(5) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; quy trình xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
(6) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các chương trình, dự án xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng nông thôn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 6 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực phát triển nông thôn sau khi sáp nhập Bộ? (Hình từ internet)
Bộ Nông Nghiệp và Môi trường thuộc cơ quan nào? Chức năng bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 35/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng chống thiên tai; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng chống thiên tai; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm có bao nhiêu đơn vị sau sáp nhập Bộ?
Theo Điều 3 Nghị định 55/2025/NĐ-CP có quy định về các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường bao gồm các đơn vị sau:
(1) Vụ Hợp tác quốc tế.
(2) Vụ Kế hoạch - Tài chính (3 phòng)
(3) Vụ Khoa học và Công nghệ.
(4) Vụ Pháp chế.
(5) Vụ Tổ chức cán bộ (3 phòng)
(6) Văn phòng bộ.
(7) Thanh tra bộ.
(8) Cục Chuyển đổi số.
(9) Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
(10) Cục Chăn nuôi và Thú y.
(11) Cục Thủy sản và Kiểm ngư.
(12) Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm.
(13) Cục Quản lý và Xây dựng công trình thuỷ lợi.
(14) Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
(15) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
(16) Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
(17) Cục Quản lý đất đai.
(18) Cục Quản lý tài nguyên nước.
(19) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
(20) Cục Môi trường.
(21) Cục Biến đổi khí hậu.
(22) Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.
(23) Cục Khí tượng Thủy văn.
(24) Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
(25) Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.
(26) Cục Viễn thám quốc gia.
(27) Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường.
(28) Báo Nông nghiệp và Môi trường.
(29) Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.
(30) Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
Đồng thời, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 26 Điều 3 Nghị định 35/2025/NĐ-CP là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 27 đến khoản 30 Điều 3 Nghị định 35/2025/NĐ-CP là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ theo quy định.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 6 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực phát triển nông thôn sau khi sáp nhập Bộ?
- Kháng nghị hàng hải có thể lập bằng tiếng anh không? Chính sách của Nhà nước về phát triển hàng hải?
- Bán tài sản công phải thực hiện công khai theo hình thức đấu giá đúng không? Hình thức khai thác nguồn lực tài chính tài sản công?
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định Tòa án có thẩm quyền bắt giữ tàu biển trong trường hợp nào?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như thế nào về việc quản lý và hỗ trợ người học theo quy định mới?