Người nghỉ hưu trước tuổi trong bao lâu sau quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy thì được nhận mức trợ cấp hưu trí một lần cao nhất?
- Người nghỉ hưu trước tuổi trong bao lâu sau quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy thì được nhận mức trợ cấp hưu trí một lần cao nhất?
- Tiêu chí nào được dùng để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức nhằm xét nghỉ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178?
- Mức độ ưu tiên xem xét giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc tại khu vực Hà Nội ra sao?
Người nghỉ hưu trước tuổi trong bao lâu sau quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy thì được nhận mức trợ cấp hưu trí một lần cao nhất?
Theo Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy
Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ như sau:
1. Được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm:
a) Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền:
Trường hợp có tuổi đời từ đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu.
Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp bằng 0,9 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với 60 tháng.
b) Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng bằng 0,5 mức trợ cấp tại điểm a khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, người nghỉ hưu trước tuổi trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cao nhất.
Người nghỉ hưu trước tuổi trong bao lâu sau quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy thì được nhận mức trợ cấp hưu trí một lần cao nhất? (Hình từ Internet)
Tiêu chí nào được dùng để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức nhằm xét nghỉ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178?
Theo Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định tiêu chí được dùng để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức nhằm xét nghỉ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi như sau:
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt được.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Mức độ ưu tiên xem xét giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc tại khu vực Hà Nội ra sao?
Theo tiểu mục 1 Mục 4 Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định căn cứ vào số lượng người có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét đánh giá và giải quyết cụ thể từng trường hợp theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có sức khỏe yếu, không đảm bảo yêu cầu công việc;
- Đối với cán bộ công chức viên chức, người lao động sau sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bằng cấp chuyên môn chưa đúng với yêu cầu vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn dưới 10 năm công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Các tiêu chí khác (khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể hóa):
+ Cán bộ công chức viên chức và người lao động có nguyện vọng thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi để chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống gia đình.
+ Các tiêu chí khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị tự xây dựng, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Lưu ý: Các nội dung quy định tại Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đối tượng điều chỉnh của Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khối chính quyền Thành phố Hà Nội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng duyệt diễu binh 27 4 lúc mấy giờ? Cấm đường từ mấy giờ? Danh sách các khối trên từng tuyến đường?
- Giá trị ghi sổ của khoản nợ là gì? Bán khoản nợ đang hạch toán nội bảng với giá bán cao hơn số dư nợ gốc do ai quyết định?
- Người có hàng hóa ký gửi có phải lập tờ khai gửi hàng hóa không? Mẫu tờ khai gửi hàng hóa dành cho hàng hóa ký gửi?
- Lịch chi trả lương hưu tháng 5 2025 TPHCM cụ thể ra sao? Lịch chi trả lương hưu tháng 5 2025 TPHCM sớm hơn thường lệ đúng không?
- Các loại câu trong tiếng Việt lớp 3? Có mấy kiểu câu trong tiếng Việt? Nắm được công dụng của kiểu câu trong tiếng Việt là yêu cầu của lớp mấy?