Ngày đến hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN là lịch trả nợ ban đầu khi cấp tín dụng hay tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ?
Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ như thế nào?
>> Đã có Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02 về thời gian hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đề xuất như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 55/2015/NĐ-CP) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau:
Thứ nhất, dư nợ gốc phát sinh trước ngày Thông tư 02/2023/TT-NHNN có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư 02/2023/TT-NHNN có hiệu lực đến hết ngày 30/06/2023.
Thứ ba, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận.
Thứ tư, được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và /hoặc lãi theo hợp đồng, thảo thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận,.
Thứ năm, khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
Thứ sáu, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
Thứ bảy, thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Thứ tám, việc cơ cấu lại thời cho khách hàng theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
Ngày đến hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN là lịch trả nợ ban đầu khi cấp tín dụng hay tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ? (Hình từ internet)
Ngày đến hạn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN là lịch trả nợ ban đầu khi cấp tín dụng hay tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ?
Theo giải đáp của Ngân hàng Nhà nước tại Công văn 6248 /NHNN-TD năm 2023 về vấn đề nêu trên như sau:
Câu 2.Đề nghị NHNN giải thích “hợp đồng, thỏa thuận”, “ngày đến hạn” quy định tại Điều 4 Thông tư là hợp đồng, thỏa thuận và lịch trả nợ ban đầu khi cấp tín dụng hay hợp đồng, thỏa thuận và lịch trả nợ đang có hiệu lực tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ?
Trả lời:
“Hợp đồng”, “thỏa thuận”, “ngày đến hạn”quy định tại Điều 4 Thông tư 02 là hợp đồng, thỏa thuận,ngày đến hạn của lịch trả nợ đang có hiệu lực theo hợp đồng, thỏa thuận của TCTD với khách hàng tại thời điểm xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Theo đó, thuật ngữ “ngày đến hạn” được quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN là lịch trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận của tổ chức tín dụng với khách hàng tại thời điểm xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của NHNN thì thuật ngữ “Hợp đồng”, “thỏa thuận” của Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN được xác định là hợp đồng, thỏa thuận đang có hiệu lực theo hợp đồng, thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng ngay tại thời điểm xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Thông tư 02/2023/TT-NHNN có những nội dung nào đáng chú ý?
Thông tư 02/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 24/4/2023, bao gồm 10 Điều (bao gồm cả điều khoản thi hành) với những nội dung sau:
Thứ nhất, về pham vi và đối tượng: Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trả nợ khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng.
Thứ hai, về thời gian triển khai: Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện kể từ ngày Thông tư 02/2023/TT-NHNN có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
Thứ ba, quy định các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là các khoản cho vay và cho thuê tài chính. Ngân hàng Nhà nước trao quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc xem xét, đánh giá khó khăn của khách hàng để quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ vay của khách hàng.
Thứ tư, quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ do tổ chức tín dụng quyết định nhưng không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?