Lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kỳ 1 chi tiết?
Lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kỳ 1 chi tiết?
Lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kì 1 không chỉ phản ánh kết quả học tập mà còn giúp giáo viên định hướng phương pháp dạy học phù hợp.
DƯỚI ĐÂY LÀ MẪU LỜI NHẬN XÉT MÔN TIẾNG VIỆT THEO THÔNG TƯ 27 CUỐI KỲ 1 CHI TIẾT:
1. Em biết đã đọc lưu loát và hiểu nghĩa bài đọc, viết đúng chính tả với tốc độ phù hợp. 2. Tốc độ đọc đạt yêu cầu. Viết đúng bài chính tả… 3. Em nói được 1 – 2 câu có sử dụng từ ngữ liên quan đến chủ đề. 4. Em biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được đặt tên chủ đề. 5. Em biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh. 6. Em đọc được âm, vần, tiếng; viết được chữ ghi âm, vần,tiếng, từ đã học. 7. Bước đầu em biết đọc thầm. 8. Em trả lời được một số câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc. 9. Em biết trả lời đúng nội dung một số câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc. 10. Em có thể trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc theo gợi ý, hỗ trợ. 11. Em nói rõ ràng thành câu. 12. Em có thể nói câu có vần, tiếng, từ liên quan đến chủ đề. 13. Em có kỹ năng thực hành tốt trên bộ đồ dùng học Tiếng Việt. 14. Em rất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết. 15. Em biết đánh giá trung thực việc thực hiện các nội dung học tập. 16. Em có năng lực sáng tạo tốt qua hoạt động đọc, viết. 17. Em có thể tự học qua hình ảnh, gợi ý của thầy cô. 18. Em cần cố gắng đọc to trước lớp để ghi nhớ đúng âm, vần. 19. Em nhớ viết đúng độ cao con chữ h. l,… 20. Em cần đọc lại bài nhiều lần để ghi nhớ tốt các âm đôi. 21. Em nhớ chú ý lắng nghe giáo viên, các bạn đọc để ghi nhớ tốt hơn. 22. Em cần kiên trì khi viết, để bài viết đúng, sạch đẹp hơn. 23. Em nhớ quan sát tranh thật kĩ để nêu đúng các sự vật, trạng thái, hoạt động trong tranh. 24. Đọc còn đánh vần, viết chưa đều các nét…. 25. Em đọc lưu loát và hiểu nghĩa bài đọc. 26. Em viết đúng chính tả với tốc độ phù hợp. 27. Em biết sử dụng từ ngữ liên quan đến chủ đề. 28. Em trao đổi tốt với bạn về các sự vật, hoạt động. 29. Em biết đọc thầm và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. 30. Em viết chữ rõ ràng và trình bày sạch đẹp. 31. Em có tiến bộ trong việc viết chữ đúng chính tả. 32. Em biết đặt câu và diễn đạt ý của mình. 33. Em có kỹ năng đọc hiểu tốt. 34. Em đọc to, rõ ràng và trả lời tốt câu hỏi. 35. Em có kỹ năng nghe, đọc, viết tốt. 36. Em biết viết tin nhắn với nội dung rõ ràng. 37. Em có khả năng sáng tạo trong hoạt động đọc, viết. 38. Em biết sử dụng từ ngữ phù hợp với tình huống. 39. Em có tinh thần học hỏi và tiến bộ rõ rệt. |
*Trên đây là mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kì 1 chi tiết!
Lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kì 1 cần đảm bảo tính cụ thể, chính xác, và khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Thông qua lời nhận xét này, giáo viên có thể giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về sự tiến bộ và những điểm cần cải thiện của con em mình.
Lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kì 1 không chỉ dừng lại ở việc phản ánh kết quả học tập mà còn định hướng phương pháp học tập hiệu quả hơn cho học sinh. Nhờ đó, lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kì 1 trở thành cầu nối giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kỳ 1 chi tiết? (Hình ảnh Internet)
Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Như vậy, đánh giá học sinh tiêu học theo nội dung và phương pháp đánh giá trên.
Theo đó sẽ có 4 phương án đánh giá học sinh tiểu học là:
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh;
- Phương pháp vấn đáp;
- Phương pháp kiểm tra viết.
Quy định tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục cuối học kỳ I học sinh lớp 1 ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá kết quả giáo dục cuối học kỳ I học sinh lớp 1 như sau:
- Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian nghỉ lễ có tính vào thời gian nghỉ dưỡng sức trong trường hợp sau sinh người lao động nữ tiếp tục nghỉ dưỡng sức không?
- Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Tải toàn bộ phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng file word? Trình tự xác định suất vốn đầu tư xây dựng và nội dung các bước công việc?
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được cấp mấy mã số chứng chỉ năng lực? Điều kiện chung về kinh nghiệm để được cấp chứng chỉ?
- Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng theo Nghị định 175? Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng?