Súng thần công là gì? Hỏa pháo súng thần công là gì? Ai là người đầu tiên tạo ra súng thần công?
Súng thần công là gì? Hỏa pháo súng thần công là gì? Ai là người đầu tiên tạo ra súng thần công?
Hoả pháo súng thần công là gì? Súng thần công là gì?
Súng thần công là loại vũ khí đánh xa ra đời khoảng thế kỷ XIV ở Châu Âu, tiền thân của chúng là những máy bắn đá thời thượng cổ. Loại súng này thường có kích thước lớn, trọng lượng nặng được đúc bằng đồng, sắt hoặc gang; đạn là những quả cầu đặc bằng gang hoặc sắt được bắn ra bởi sức đẩy của thuốc đạn nhồi.
Súng thần công có cấu tạo : nòng súng, trục quay, lỗ điểm hỏa, khối hậu… trong đó khối hậu được đúc kín chứa thuốc nổ, nòng súng chứa những trái đạn, trục quay để điều chỉnh góc bắn, lỗ điểm hỏa để châm ngòi và thường được gắn thêm bánh xe ở trục quay để cơ động.
Cuối thế kỷ XIX, súng thần công được cải tiến thành các loại pháo với đặc điểm: có đường khương tuyến để bắn xa hơn, khối hậu không còn đúc kín mà được chế thêm khóa nòng, đạn đặc được chế thành đạn nổ để tăng hiệu quả sát thương hoặc tiêu diệt cứ điểm.
Ai là người đầu tiên tạo ra súng thần công?
Súng thần công đầu tiên xuất hiện tại Nga vào khoảng năm 1380, dù vậy nó chỉ được dùng khi vây hãm thành, thường do những người phòng thủ sử dụng. Những khẩu thần công lớn còn được gọi là bombard, có chiều dài từ 3 tới 5 feet và được Dubrovnik và Kotor sử dụng để phòng thủ sau thế kỷ XIV.
Ở Việt Nam, Hồ Nguyên Trừng là người đầu tiên tạo ra súng thần công.
Để chuẩn bị kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ đã cho đúc khá nhiều súng thần công. Theo Lê Quý Đôn chép trong Vân Đài Loại Ngữ, súng thần công thời Hồ có 3 loại: súng lớn đặt trên lưng voi; súng nhỡ hai người khiêng, súng nhỏ vác vai. Năm 1407 khi cuộc kháng chiến chống xâm lược giai đoạn cuối, nhà Hồ vẫn "đúc hỏa khí, đóng chiến thuyền để chống giặc".
Người đúc súng thần công nổi tiếng nhất là Hồ Nguyên Trừng - con cả của Hồ Quý Ly, Tả tướng quốc quân đội nhà Hồ. Cuộc kháng chiến thất bại, Hồ Nguyên Trừng bị bắt đưa về Trung Quốc, được nhà Minh sử dụng để chế tạo súng thần công cho quân đội và sau này được người Minh coi là ông tổ súng thần công.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Súng thần công là gì? Hỏa pháo súng thần công là gì? Ai là người đầu tiên tạo ra súng thần công? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo là gì?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo được quy định tại Điều 4 Nghị định 137/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Việc quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định vả bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
- Người quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.
- Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo và các loại giấy phép bị mất, hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo khi không còn nhu cầu, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng phải được tiêu hủy theo quy định.
- Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đúng trình tự, an toàn, bảo vệ môi trường và theo quy định của pháp luật.
Tiêu hủy pháo, thuốc pháo theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP?
Tiêu hủy pháo, thuốc pháo được quy định tại Điều 7 Nghị định 137/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, làm mất hoàn toàn tính năng, tác dụng, không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu, phải tuân thủ đúng quy trình, quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt phương án gồm:
Thời gian, địa điểm, phương pháp, cách thức tiêu hủy, thành phần Hội đồng tham gia tiêu hủy, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình tiêu hủy và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Địa điểm tiêu hủy phải biệt lập, cách xa nơi dân cư, công trình công cộng và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
- Phương pháp tiêu hủy
+ Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu không chịu nước thì phải tháo bỏ hộp, giấy bảo quản, sau đó ngâm vào nước cho đến khi vỏ và thành phẩm tách rời nhau.
Tiến hành vớt các vật liệu bằng giấy, bìa, cặn không tan trong nước để riêng, đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; đối với nước có chứa hóa chất còn lại phải chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt;
+ Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu chịu nước thì phải tháo bỏ tách riêng phần vỏ và thuốc pháo.
Đối với vỏ thì tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; thuốc pháo phải ngâm vào nước cho đến khi thuốc pháo ngậm đủ nước làm mất tính năng nổ, cặn không tan đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt;
+ Đối với thuốc pháo thực hiện như tiêu hủy thuốc pháo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
- Trình tự, thủ tục tiêu hủy
+ Sau khi có quyết định tiêu hủy của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp huyện trở lên phải thành lập Hội đồng tiêu hủy và xây dựng phương án tiêu hủy. Thành phần Hội đồng tiêu hủy bao gồm:
Đại diện cơ quan tiêu hủy là Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan kỹ thuật chuyên ngành và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy là thành viên Hội đồng. Phương án tiêu hủy phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường;
+ Sau khi tiêu hủy, phải tiến hành kiểm tra lại hiện trường, bảo đảm tất cả pháo tiêu hủy đã bị làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng. Kết quả tiêu hủy phải được lập thành biên bản, có xác nhận của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng.
- Trường hợp pháo, thuốc pháo do các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất còn tồn đọng, hư hỏng, hết hạn sử dụng thì người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp tổ chức thực hiện tiêu hủy pháo, thuốc pháo theo quy trình tại địa điểm được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Sau khi tiêu hủy phải báo cáo kết quả về cơ quan Quân sự, cơ quan Công an trực tiếp quản lý, cấp giấy phép.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo công tác tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp? Tải mẫu? Đại hội Đảng được xem là hợp lệ khi nào?
- Tổng hợp văn khấn thắp hương Lễ Phật Đản 2025 tại chùa, tại nhà? Văn khấn cúng Lễ Phật Đản 2025? Bài cúng Lễ Phật Đản 2025?
- Ngày 6 tháng 5 là ngày gì? Ngày 6 tháng 5 là thứ mấy? Ngày 6 tháng 5 là ngày mấy âm lịch? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Quyết định 985/QĐ-BCT 2025 TTHC được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước thuộc Bộ Công Thương?
- Lộ trình diễu hành Lễ Phật Đản Vesak 2025 TPHCM chính thức ra sao? Lễ Phật Đản Vesak diễn ra vào ngày mấy?