Đánh giá thường xuyên học sinh trung học cơ sở thông qua hình thức nào? Thực hiện đánh giá thường xuyên là trách nhiệm của ai?
Đánh giá thường xuyên học sinh trung học cơ sở thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:
a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.
b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:
- Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.
3. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, việc đánh giá thường xuyên học sinh trung học cơ sở được thực hiện thông qua những hình thức sau đây:
- Hỏi - đáp;
- Viết;
- Thuyết trình;
- Thực hành;
- Thí nghiệm;
- Sản phẩm học tập.
Đánh giá thường xuyên học sinh trung học cơ sở thông qua hình thức nào? Thực hiện đánh giá thường xuyên là trách nhiệm của ai? (Hình từ Internet)
Thực hiện đánh giá thường xuyên học sinh trung học cơ sở là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Trách nhiệm của giáo viên môn học
1. Thực hiện đánh giá thường xuyên; tham gia đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên).
2. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số); tổng hợp mức đánh giá (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh.
3. Cung cấp thông tin nhận xét về kết quả rèn luyện của học sinh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư này cho giáo viên chủ nhiệm.
Như vậy, việc thực hiện đánh giá thường xuyên học sinh trung học cơ sở là trách nhiệm của giáo viên môn học
Ngoài ra, giáo viên môn học còn có trách nhiệm tham gia đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên).
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm như thế nào trong việc đánh giá học sinh trung học cơ sở?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc đánh giá học sinh trung học cơ sở, cụ thể sau đây:
(1) Giúp Hiệu trưởng quản lí việc đánh giá học sinh của lớp học theo quy định của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
(2) Xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học; tổng hợp kết quả rèn luyện và học tập của học sinh từng học kì, cả năm học trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh.
(3) Đánh giá kết quả rèn luyện từng học kì và cả năm học của học sinh; lập danh sách học sinh được lên lớp, đánh giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng.
(4) Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh:
- Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.
(5) Hướng dẫn học sinh tự nhận xét trong quá trình rèn luyện và học tập. Phối hợp với giáo viên môn học, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để giáo dục học sinh và tiếp nhận thông tin phản hồi về quá trình rèn luyện và học tập của học sinh.
(6) Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về quá trình, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nên làm gì vào Tết Thanh Minh 2025? Ý nghĩa của Tết Thanh Minh? Tết Thanh Minh có những hoạt động đặc trưng nào?
- Thăm dò khoáng sản nếu muốn hoàn trả lại các chi phí thì căn cứ vào những hạng mục nào để xác định?
- Tết Thanh Minh 2025 rơi vào thứ mấy? Tục lệ trong Tết Thanh Minh? Tết Thanh Minh có phải lễ lớn ở Việt Nam không?
- Quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương mới nhất? Nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương?
- Quyết định tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao ở nước ngoài thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?