Lời nhận xét môn đạo đức theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét môn đạo đức học kì 1 tiểu học theo Thông tư 27?
Lời nhận xét môn đạo đức theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét môn đạo đức học kì 1 tiểu học theo Thông tư 27?
Lời nhận xét môn đạo đức theo Thông tư 27 cuối kì 1 (Mẫu nhận xét môn đạo đức học kì 1 tiểu học theo Thông tư 27) như sau:
1. Em có kiến thức về Quốc hiệu, Quốc kì và Quốc ca của Việt Nam, và tuân thủ các quy tắc chào cờ và hát Quốc ca. 2. Em giữ trật tự, biết lắng nghe và học tập chăm chỉ và nghiêm túc. 3. Em cũng biết đánh giá đúng/sai các thái độ và hành vi đạo đức đã học. 4. Em tự giác thực hiện các nhiệm vụ của mình tại trường và cũng biết tự giác làm những việc ở nhà. 5. Em có thể kể lại những việc mà mình đã tự giác thực hiện ở trường và ở nhà. 6. Em quan tâm và giúp đỡ bạn bè trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ và có thái độ đồng tình với các hành vi đạo đức tốt. 7. Em có ý thức giúp đỡ ông bà, cha mẹ và biết điều chỉnh thái độ và hành vi đạo đức phù hợp. 8. Em cũng biết nhắc nhở bạn bè điều chỉnh thái độ và hành vi đạo đức phù hợp và áp dụng các hành vi đạo đức vào thực tiễn. 9. Năng động và sáng tạo trong việc phát biểu xây dựng bài. 10. Có khả năng nhận biết và phân tích tình huống qua tranh để đưa ra ý kiến. 11. Nhận thức sâu sắc về biểu hiện và ý nghĩa của các hành vi đạo đức đúng. 12. Thể hiện kiến thức đã học vào các tình huống thực tế. 13. Có ý thức cao và tự giác thực hiện những hành động phù hợp với khả năng của mình. 14. Biết vận dụng những hành vi đạo đức đúng vào cuộc sống hàng ngày. 15. Có khả năng nhận biết được hành vi đạo đức đúng hoặc chưa đúng. 16. Tuân thủ nội quy trường lớp tốt và có khả năng tổ chức kỉ luật. 17. Có khả năng đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện các hành vi đạo đức đúng. 18. Tận dụng trải nghiệm trong quá khứ để phát triển bản thân. 19. Có tinh thần ngoan, lễ phép, giúp đỡ và đoàn kết với bạn bè. 20. Biết tự giác rèn luyện sức khỏe, tham gia tích cực vào các hoạt động thể dục thể thao. |
Lời nhận xét môn đạo đức theo Thông tư 27 cuối kì 1 (Mẫu nhận xét môn đạo đức học kì 1 tiểu học theo Thông tư 27) tham khảo như trên.
Lời nhận xét môn đạo đức theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét môn đạo đức học kì 1 tiểu học theo Thông tư 27? (Hình từ Internet)
Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
(i) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
(ii) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
(iii) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
(iv) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
(i) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
(ii) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
(iii) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học như sau:
- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có trách nhiệm như thế nào?
- Dịp Tết Nguyên đán, phạm nhân được gặp thân nhân tối đa mấy giờ trong một lần gặp theo quy định?
- Dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, cải tạo là gì? Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?
- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh là gì? Sửa đổi hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trong trường hợp nào?
- Đánh giá công nghệ có nằm trong loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ? Điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ?