Kế hoạch 1003/KH-BNV hướng dẫn Kết luận 137-KL/TW về quản lý công tác văn thư, lưu trữ khi sắp xếp bộ máy?
Kế hoạch 1003/KH-BNV hướng dẫn Kết luận 137-KL/TW về quản lý công tác văn thư, lưu trữ khi sắp xếp bộ máy?
Ngày 04/4/2025, Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch 1003/KH-BNV về việc hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
TẢI VỀ Kế hoạch 1003/KH-BNV
Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, nhằm bảo đảm hoạt động quản lý, điều hành được thông suốt, đáp ứng yêu cầu phục vụ của người dân, cơ quan, tổ chức được liên tục, hạn chế nguy cơ thất thoát tài liệu lưu trữ, Bộ Nội vụ triển khai Kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ như sau:
Theo đó, Kế hoạch 1003/KH-BNV hướng dẫn Kết luận 137-KL/TW về quản lý công tác văn thư, lưu trữ khi sắp xếp bộ máy như sau:
(1) Tiếp nhận, trả lời, hướng dẫn, giải đáp các nội dung liên quan
- Nội dung: thường trực tiếp nhận, trả lời, hướng dẫn, giải đáp các nội dung của Văn bản số 414/BNV-VTLTNN và Văn bản số 851/BNV-CVT<NN và các nghiệp vụ có liên quan.
- Tổ chức thực hiện
++ Chủ trì thực hiện: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
++ Đơn vị phối hợp: các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ
+ Thời gian thực hiện: trong suốt quá trình thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp.
(2) Tổ chức các buổi làm việc hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
Tổ chức các đoàn công tác của Bộ Nội vụ trực tiếp đến làm việc với các địa phương và hướng dẫn quản lý công tác văn thư, lưu trữ, số hóa tài liệu lưu trữ khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp, cụ thể như sau:
+ Thành phần các đoàn công tác của Bộ Nội vụ
++ Trưởng đoàn: Lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước
++ Các thành viên gồm: Lãnh đạo và công chức tổ chức hành chính thuộc Cục; Lãnh đạo và viên chức lãnh đạo cấp phòng của các Trung tâm lưu trữ quốc gia.
+ Thành phần làm việc của các địa phương
++ Lãnh đạo Sở Nội vụ; đơn vị tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ; Lưu trữ lịch sử tỉnh.
++ Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ; Lãnh đạo các sở ngành có liên quan.
++ Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
+ Nội dung
++ Đối với công tác văn thư, quản lý tài liệu lưu trữ nói chung theo Văn bản 414/BNV-VTLTNN:
++ Hướng dẫn các nội dung, tiêu chí xây dựng phương án tổ chức lại Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh trong Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và tổ chức thực hiện.
++ Hướng dẫn cách thức thống kê, đóng gói, niêm phong, xác nhận khối lượng, tình trạng toàn bộ tài liệu, cơ sở dữ liệu tài liệu hiện có.
++ Hướng dẫn cách thức đóng phông lưu trữ của cơ quan, tổ chức kể từ ngày kết thúc hoạt động và quản lý tập trung, thống nhất, an toàn tài liệu theo từng phông lưu trữ.
++ Hướng dẫn cách thức bố trí phòng kho, trang thiết bị, điều kiện cần thiết để tập kết, bảo quản an toàn tài liệu thuộc thẩm quyền quản lý.
++ Hướng dẫn các yêu cầu đối với lực lượng bảo vệ an toàn tài liệu cho đến khi tài liệu được bàn giao cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
++ Hướng dẫn cách thức thu, nộp hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn đã được chỉnh lý hoàn chỉnh vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; bàn giao tài liệu khác cho Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh tạm thời quản lý hoặc phối hợp quản lý.
++ Hướng dẫn đơn vị quản lý, vận hành Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ số (Hệ thống) xác định phạm vi, khoanh vùng tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu trong Hệ thống theo từng cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính để thực hiện bàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
++ Hướng dẫn các cơ quan bố trí nguồn lực thực hiện nhiệm vụ văn thư, lưu trữ an toàn, thông suốt trước, trong và sau sắp xếp tổ chức bộ máy.
++ Hướng dẫn Lưu trữ lịch sử thống kê toàn bộ tài liệu, cơ sở dữ liệu tài liệu đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh; tiếp tục bảo đảm an toàn, toàn vẹn và khả năng sử dụng tài liệu, cơ sở dữ liệu tài liệu tại Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh cho đến khi tài liệu, cơ sở dữ liệu tài liệu được bàn giao cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sau sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Đối với công tác số hóa tài liệu lưu trữ theo Văn bản 851/BNV CVT<NN:
++ Ưu tiên nguồn lực của địa phương để khẩn trương số hóa tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức cấp huyện trước khi kết thúc hoạt động và cấp xã trước khi được tổ chức lại, trong đó tập trung số hóa các tài liệu đã được chỉnh lý hoàn chỉnh, tài liệu đang phục vụ hoạt động quản lý điều hành và nhu cầu của người dân, cơ quan, tổ chức.
++ Việc số hóa tài liệu lưu trữ cần tuân thủ quy định của pháp luật về lưu trữ, pháp luật khác có liên quan trên cơ sở hướng dẫn tại Văn bản số 851/BNV CVT<NN và điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, tổ chức.
+ Tổ chức các đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn tại một số Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Tổ chức thực hiện
+ Chủ trì thực hiện: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
+ Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng ngày 08/4/2025 đến ngày 31/5/2025.
(3) Tham mưu đưa nội dung tổ chức lại lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh vào Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
- Chủ trì thực hiện: Vụ Chính quyền địa phương.
- Đơn vị phối hợp: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
- Thời gian thực hiện: trong suốt quá trình thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp.
(4) Công tác tuyên truyền
- Nội dung: Tuyên truyền, phổ biến trên Cổng thông tin điện tử, Báo Dân trí về việc tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ khi thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Tổ chức thực hiện
+ Chủ trì thực hiện: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
+ Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Báo Dân trí, Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ Nội vụ, Văn phòng Bộ Nội vụ.
+ Thời gian thực hiện: trong suốt quá trình thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp.
*Trên đây là thông tin về "Kế hoạch 1003/KH-BNV hướng dẫn Kết luận 137-KL/TW về quản lý công tác văn thư, lưu trữ khi sắp xếp bộ máy?"
Kế hoạch 1003/KH-BNV hướng dẫn Kết luận 137-KL/TW về quản lý công tác văn thư, lưu trữ khi sắp xếp bộ máy? (Hình từ Internet)
Lộ trình sáp nhập tỉnh 2025 mới nhất?
Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương đã ban hành Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 (Công văn 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu các ban đảng, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và khẩn trương thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ để thực hiện kế hoạch sáp nhập tỉnh, xã năm 2025.
Cụ thể, lộ trình sáp nhập tỉnh 2025 mới nhất được Ban Chỉ đạo Trung ương nêu rõ như sau:
- Đảng ủy Quốc hội chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các cơ quan, đơn vị, hoàn thiện các nội dung sau đây báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 25/3/2025; tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Đề án, Tờ trình và gửi tài liệu, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (qua Văn phòng Trung ương Đảng) trước ngày 01/4/2025
- Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo:
(i) Hướng dẫn việc xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức bộ máy, biên chế; bố trí cán bộ, trụ sở làm việc, nhà ở công vụ; xử lý tài sản, trụ sở...),
(ii) Chỉ đạo Đảng ủy các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp bảo đảm kịp thời, đồng bộ, cụ thể, thuận lợi cho việc xây dựng đề án và tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (hoàn thành trước ngày 15/4/2025).
(iii) Triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra (hoàn thành trước ngày 30/4/2025).
(iv) Báo cáo thực hiện nhiệm vụ rà soát và phương án sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan để thực hiện chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, sắp xếp các đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp...
(v) Tiếp tục nghiên cứu, có phương án sắp xếp các cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, hải quan, bảo hiểm xã hội, thống kê, ngân hàng,... phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
(vi) sắp xếp tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước; tổ chức đảng của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành liên quan,
(vii) Tham mưu Ban Bí thư ban hành quy định về cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy bộ, cơ quan ngang bộ đại diện chủ sở hữu vốn với cấp ủy, tổ chức đảng của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp (hoàn thành trong tháng 8/2025).
- Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo:
(i) Việc thực hiện các quy trình và sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).
(ii) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (hoàn thành trước ngày 30/6/2025); Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).
(iii) Thông qua các luật, nghị quyết có liên quan để triển khai chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã hiện nay?
Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã hiện nay được quy định tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, cụ thể như sau:
(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người sinh ngày 14 tháng 4: Tính cách, sự nghiệp, tình yêu, sức khỏe thế nào? Sự kiện 14 4? 14 4 có phải lễ lớn?
- Sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình theo Nghị quyết 60 thành tỉnh tên gì dự kiến?
- Bài phát biểu ôn lại truyền thống 30 4 hay nhất 2025? Bài phát biểu kỷ niệm 30 tháng 4? 30 tháng 4 là ngày gì của Việt Nam?
- Danh sách các tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập tỉnh thành 2025 (dự kiến)?
- Lời khai mạc Ngày hội đọc sách 2025 ngắn gọn? Màn chào hỏi Ngày hội đọc sách? Lời giới thiệu về Ngày hội đọc sách?