Danh sách các tỉnh, các xã sáp nhập với nhau theo Tờ trình 624: sau sáp nhập tỉnh xã lấy đơn vị hành chính là gì?
Danh sách các tỉnh, các xã sáp nhập với nhau theo Tờ trình 624: sau sáp nhập tỉnh xã lấy đơn vị hành chính là gì?
>> ĐÃ CÓ Quyết định 759/QĐ-TTg phương án sáp nhập 52 tỉnh thành 23 tỉnh
Nóng: Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 có tên gọi, trụ sở
>> Bảng diện tích và quy mô dân số 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025
>> Định hướng xây dựng TPHCM là trung tâm tài chính châu Á sau sáp nhập?
>> Đề án sáp nhập tỉnh 2025 chính thức theo Quyết định 759
Bộ Nội vụ ban hành Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính tại đây
Tại tiểu mục b Mục 1 Phần IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 nêu rõ:
b) Về nguyên tắc thực hiện sắp xếp và các trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp (Điều 3)
Căn cứ các quan điểm chỉ đạo tại Đề án của Đảng uỷ Chính phủ đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thống nhất, dự thảo Nghị quyết quy định 06 nguyên tắc thực hiện sắp xếp, trong đó có một số nội dung mới như:
- Thực hiện sắp xếp nguyên trạng các ĐVHC cùng cấp để hình thành ĐVHC mới.
- Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh thì ĐVHC sau sắp xếp là tỉnh; trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương thì đơn vị sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương.
- Trường hợp sắp xếp phường với các ĐVHC cùng cấp thì ĐVHC sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì ĐVHC sau sắp xếp là xã.
- Trường hợp thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã làm thay đổi địa giới ĐVHC cấp huyện thì không phải xem xét điều kiện, tiêu chuẩn và không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của ĐVHC cấp huyện mà ĐVHC cấp xã đó trực thuộc.
Theo đó, khi có danh sách các tỉnh, các xã sáp nhập với nhau thì sau sáp nhập tỉnh xã việc lấy đơn vị hành chính được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh thì ĐVHC sau sắp xếp là tỉnh; trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương thì đơn vị sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương.
- Trường hợp sắp xếp phường với các ĐVHC cùng cấp thì ĐVHC sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì ĐVHC sau sắp xếp là xã.
- Trường hợp thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã làm thay đổi địa giới ĐVHC cấp huyện thì không phải xem xét điều kiện, tiêu chuẩn và không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của ĐVHC cấp huyện mà ĐVHC cấp xã đó trực thuộc.
>> 02 bản đồ sáp nhập 52 tỉnh thành còn 23 tỉnh thành 2025
>> Thống nhất bỏ Tòa án, VKS cấp cao, cấp huyện
>> Danh sách 34 tỉnh thành sáp nhập 2025 mới theo Nghị quyết 60
>> Sáp nhập TPHCM - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu
>> Bản đồ tất cả tỉnh xã sáp nhập
>> Danh sách tên các tỉnh sau sáp nhập với nhau trong bản đồ Việt Nam sau sáp nhập
>> Danh sách 23 tỉnh mới sau sáp nhập theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025?
>> Quảng Ngãi sáp nhập Kon Tum
>> Hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, sổ đỏ sau sáp nhập tỉnh xã 2025
>> Tổng kết sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 và chính sách cho cán bộ
>> Lương cơ sở 2,34 triệu chính thức sẽ được bãi bỏ khi nào? Lộ trình tăng lương cơ bản
>> Trung tâm hành chính 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh 2025
Thông tin "Danh sách các tỉnh, các xã sáp nhập với nhau theo Tờ trình 624: sau sáp nhập tỉnh xã lấy đơn vị hành chính là gì?" như trên.
Danh sách các tỉnh, các xã sáp nhập với nhau theo Tờ trình 624: sau sáp nhập tỉnh xã lấy đơn vị hành chính là gì? (Hình từ Internet)
Quốc hội thông qua Nghị quyết sáp nhập tỉnh 2025 trước ngày 30/6/2025?
Tại Mục II Công văn 43-VC/BCĐ năm 2025 Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu thực hiện một số nội dung nhiệm vụ triển khai thực hiện sau khi có nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Trong đó, có nêu nội dung về thời gian thông qua nghị quyết sáp nhập tỉnh 2025 như sau:
Những nội dung, nhiệm vụ triển khai thực hiện sau khi có nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
1. Đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, cấp ủy trực thuộc Trung ương:
...
(3) Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo: (i) Việc thực hiện các quy trình và sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (hoàn thành trước ngày 30/6/2025). (ii) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (hoàn thành trước ngày 30/6/2025); Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) (hoàn thành trước ngày 30/6/2025). (iii) Thông qua các luật, nghị quyết có liên quan để triển khai 5 chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp…
...
Theo đó, theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (hoàn thành trước 30/6/2025); Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).
Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ thông qua các luật, nghị quyết có liên quan để triển khai chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp…
Điều kiện sáp nhập tỉnh 2025?
Tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về điều kiện thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Theo quy định, việc sáp nhập tỉnh phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Sáp nhập còn 34 tỉnh thành: Trường hợp nào người dân phải làm lại căn cước? Mất bao nhiêu ngày? Tại đâu?
- Sáp nhập tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình dự kiến trung tâm chính trị hành chính đặt tại tỉnh nào theo Nghị quyết 60?
- Sáp nhập tỉnh: Việc phân định thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh có cần bảo đảm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không?
- Tên gọi các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60 dự kiến mới nhất?
- TP Cần Thơ sáp nhập với tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang lấy tên là gì dự kiến? Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang năm 2025?